Công ty HSB JAPAN xin quan tâm thông báo đến Quý Khách hàng, Quý đối tác về việc thay đổi địa chỉ trụ sở Công ty đầu Nhật Bản kể từ ngày 23/07/2024 như sau:
Địa chỉ trụ sở cũ:
160-0023 東京都新宿区西新宿 7-6-8アイアイビル3F
Địa chỉ trụ sở mới:
〒130-0026 東京都墨田区両国1-3-12 (925両国第2ビル)
03-5937-2465
Kể từ ngày thông báo, các giao dịch xin vui lòng gửi về địa chỉ mới phía trên. Mọi chức năng hoạt động và các thông tin liên quan khác của Công ty đều không thay đổi.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của Quý khách hàng, Quý đối tác trong thời gian qua và hy vọng nhận được sự hợp lý, hỗ trợ chặt chẽ hơn trong thời gian sắp tới!
Xin chân thành cảm ơn!
Những Nghĩa Vụ Thuế Cần Biết Đối Với Thực Tập Sinh tại Nhật Bản
Khi làm việc tại Nhật Bản thực tập sinh phải có trách nhiệm đóng các khoản thuế cơ bản. Hiểu rõ về các loại thuế không chỉ giúp họ tuân thủ pháp luật mà còn quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả.
Thuế Thị Dân (市民税 – Shiminzei): Thuế thị dân, hay còn gọi là thuế của thành phố, là một loại thuế quan trọng mà thực tập sinh cần nắm rõ. Đây là loại thuế được địa phương nơi bạn cư trú thu, và nó được tính dựa trên tổng thu nhập của bạn trong năm trước đó. Điều này có nghĩa là trong năm đầu tiên làm việc tại Nhật Bản, các thực tập sinh sẽ không phải đóng loại thuế này.
Thuế Thu Nhập (所得税 – Shotokuzei): Thuế thu nhập lại được tính dựa vào tổng thu nhập hàng năm của người lao động. Đáng chú ý, nếu tổng thu nhập hàng năm của thực tập sinh dưới 103 man (khoảng 1 triệu Yên), họ sẽ không phải nộp loại thuế này.
Thực tập sinh làm việc tại Nhật có trách nhiệm phải đóng các loại thuế cơ bản
Có sự nhầm lẫn phổ biến giữa thuế thị dân và thuế thu nhập. Tuy nhiên, sự khác biệt rõ ràng là thuế thị dân dựa trên thu nhập của năm trước, trong khi thuế thu nhập dựa trên thu nhập hiện tại. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc lập kế hoạch tài chính cá nhân và chuẩn bị cho các nghĩa vụ thuế.
Từ năm thứ hai trở đi, nếu thu nhập của thực tập sinh vượt quá mức quy định, họ sẽ bắt đầu phải đóng thuế thị dân. Điều này cần được lưu ý kỹ lưỡng để tránh bất kỳ sự hiểu lầm hoặc thiếu sót nào trong việc đóng thuế.
Qua việc hiểu rõ về các loại thuế này, thực tập sinh tại Nhật Bản có thể chuẩn bị tốt hơn cho nghĩa vụ thuế của mình, đồng thời quản lý tài chính một cách hiệu quả hơn trong suốt quá trình làm việc tại đây.
Ưu Đãi Đặc Biệt Cuối Năm 2023 Từ HSB JAPAN: Cơ Hội Hoàn và Miễn Giảm Thuế Lên Đến 16 Man
Cuối năm 2023, HSB JAPAN mang đến một cơ hội không thể bỏ qua cho những người lao động tại Nhật Bản. Với chương trình “Hoàn và Miễn Giảm Thuế 2023,” bạn có cơ hội nhận được khoản tiền lên đến 16 MAN. Đây là cơ hội tuyệt vời để tối ưu hóa tài chính cá nhân của bạn. Liên hệ ngay Fanpage HSB JAPAN để được hướng dẫn từ A đến Z các thủ tục thực hiện.
Thu nhập thấp hơn năm trước – Xin giảm miễn thuế cư trú được hay không?
“Thu nhập thấp hơn năm trước người lao động làm việc tại Nhật có thể xin giảm miễn thuế cư trú được hay không?” là một trong các câu hỏi được nhiều bạn ngoại quốc quan tâm khi tham gia vào thị trường lao động Nhật Bản. Thuế cư trú là khoản thuế không còn quá xa lạ đối với tất cả các chủ thể làm việc tại Nhật Bản (du học sinh, kỹ sư hay kể cả các chị em nội trợ làm những công việc bán thời gian. Vậy giảm miễn thuế cư trú là gì, điều kiện để được hưởng quyền lợi này hay thủ tục bao gồm các bước nào, nội dung bài viết dưới đây sẽ gửi đến người đọc các thông tin quan trọng xoay quanh vấn đề này.
Giảm thuế cư trú là gì?
Giảm thuế cư trú được thiết lập để hỗ trợ những người có thu nhập thấp gỡ bỏ phần nào gánh nặng từ thuế. Mỗi địa phương sẽ có những quy định về thủ tục, phần trăm miễn giảm thuế hoàn toàn khác nhau. Chẳng hạn như, có những nơi được giảm 100% nhưng có những vùng chỉ được giảm từ 30-50% trên tổng số thuế cư trú.
Vậy giảm thuế cư trú được áp dụng cho các đối tượng nào?
Thứ nhất, người lao động nhưng đang trong thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
Thứ hai, người lao động hiện có thu nhập thấp hơn năm trước.
Thứ ba, người bị khuyết tật, chưa thuộc độ tuổi lao động.
Thứ tư, người chịu ảnh hưởng do thiên tai gây nên.
Cuối cùng, người lao động gửi tiền về phụng dưỡng cho người thân. (Phải có minh chứng tiền gửi)
Không phải 100% người lao động làm việc tại Nhật đều có thể nhận biết được mình thuộc đối tượng được giảm thuế cư trú vì vậy, các thông tin mà HSB JAPAN chúng tôi đề cập dưới đây phần nào đó sẽ giúp bạn nắm bắt và hiểu rõ hơn về giảm miễn thuế cũng như các thủ tục liên quan. Từ đó, người lao động sẽ có định hướng rõ ràng trong việc hoàn thiện thủ tục xin hoàn/giảm miễn thuế.
Thủ tục xin giảm miễn thuế cư trú
Mặc dù mỗi địa phương có những quy định khác nhau về thủ tục, quy trình xử lý hồ sơ nhưng người lao động khi muốn xin giảm thuế cư trú bắt buộc phải nắm được những loại giấy tờ cơ bản sau:
Giấy xác nhận tình trạng lao động hoặc minh chứng bạn đang trong thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
Giấy xác nhận thu nhập (xác nhận tình trạng thu chi của bạn)
Giấy xác nhận số dư (minh chứng số tiền hiện có của bạn)
khi làm thủ tục xin giảm miễn thuế cư trú, bạn có thể liên hệ đến bộ phận phụ trách thuế thị dân nơi bạn sống và làm việc để rà soát lại một số thông tin cần thiết như: Tại nơi bạn sống, chính quyền địa phương có chính sách giảm thuế thị dân không? Nếu có thì điều kiện được hưởng là gì? Lúc nào bạn có thể tiến hành đăng ký xin giảm miễn thuế?
Mặc dù, đã có rất nhiều chế độ/chính sách được ban hành tại quốc gia này nhằm hỗ trợ người có hoàn cảnh khó khăn bất kể là người bản địa hay người nước ngoài nhưng rất ít người lao động khi làm việc tại Nhật Bản nắm rõ các quyền lợi của mình. Nhận thức được vấn đề đó, HSB JAPAN được thành lập với sứ mệnh cung cấp các dịch vụ tư vấn tốt nhất cho người lao động làm việc tại Nhật Bản, hỗ trợ khách hàng nhận được khoản miễn giảm thuế tối ưu.
Thu nhập thấp hơn năm trước – Xin giảm miễn thuế cư trú được hay không?
“Thu nhập thấp hơn năm trước người lao động làm việc tại Nhật có thể xin giảm miễn thuế cư trú được hay không?” là một trong các câu hỏi được nhiều bạn ngoại quốc quan tâm khi tham gia vào thị trường lao động Nhật Bản. Thuế cư trú là khoản thuế không còn quá xa lạ đối với tất cả các chủ thể làm việc tại Nhật Bản (du học sinh, kỹ sư hay kể cả các chị em nội trợ làm những công việc bán thời gian. Vậy giảm miễn thuế cư trú là gì, điều kiện để được hưởng quyền lợi này hay thủ tục bao gồm các bước nào, nội dung bài viết dưới đây sẽ gửi đến người đọc các thông tin quan trọng xoay quanh vấn đề này.
Giảm thuế cư trú là gì?
Giảm thuế cư trú được thiết lập để hỗ trợ những người có thu nhập thấp gỡ bỏ phần nào gánh nặng từ thuế. Mỗi địa phương sẽ có những quy định về thủ tục, phần trăm miễn giảm thuế hoàn toàn khác nhau. Chẳng hạn như, có những nơi được giảm 100% nhưng có những vùng chỉ được giảm từ 30-50% trên tổng số thuế cư trú.
Vậy giảm thuế cư trú được áp dụng cho các đối tượng nào?
Thứ nhất, người lao động nhưng đang trong thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
Thứ hai, người lao động hiện có thu nhập thấp hơn năm trước.
Thứ ba, người bị khuyết tật, chưa thuộc độ tuổi lao động.
Thứ tư, người chịu ảnh hưởng do thiên tai gây nên.
Cuối cùng, người lao động gửi tiền về phụng dưỡng cho người thân. (Phải có minh chứng tiền gửi)
Không phải 100% người lao động làm việc tại Nhật đều có thể nhận biết được mình thuộc đối tượng được giảm thuế cư trú vì vậy, các thông tin mà HSB JAPAN chúng tôi đề cập dưới đây phần nào đó sẽ giúp bạn nắm bắt và hiểu rõ hơn về giảm miễn thuế cũng như các thủ tục liên quan. Từ đó, người lao động sẽ có định hướng rõ ràng trong việc hoàn thiện thủ tục xin hoàn/giảm miễn thuế.
Thủ tục xin giảm miễn thuế cư trú
Mặc dù mỗi địa phương có những quy định khác nhau về thủ tục, quy trình xử lý hồ sơ nhưng người lao động khi muốn xin giảm thuế cư trú bắt buộc phải nắm được những loại giấy tờ cơ bản sau:
Giấy xác nhận tình trạng lao động hoặc minh chứng bạn đang trong thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
Giấy xác nhận thu nhập (xác nhận tình trạng thu chi của bạn)
Giấy xác nhận số dư (minh chứng số tiền hiện có của bạn)
khi làm thủ tục xin giảm miễn thuế cư trú, bạn có thể liên hệ đến bộ phận phụ trách thuế thị dân nơi bạn sống và làm việc để rà soát lại một số thông tin cần thiết như: Tại nơi bạn sống, chính quyền địa phương có chính sách giảm thuế thị dân không? Nếu có thì điều kiện được hưởng là gì? Lúc nào bạn có thể tiến hành đăng ký xin giảm miễn thuế?
Mặc dù, đã có rất nhiều chế độ/chính sách được ban hành tại quốc gia này nhằm hỗ trợ người có hoàn cảnh khó khăn bất kể là người bản địa hay người nước ngoài nhưng rất ít người lao động khi làm việc tại Nhật Bản nắm rõ các quyền lợi của mình. Nhận thức được vấn đề đó, HSB JAPAN được thành lập với sứ mệnh cung cấp các dịch vụ tư vấn tốt nhất cho người lao động làm việc tại Nhật Bản, hỗ trợ khách hàng nhận được khoản miễn giảm thuế tối ưu.
THÔNG BÁO THAY ĐỔI LOGO NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU
Kính gửi: Quý khách hàng và đối tác!
Lời đầu tiên, Công ty Cổ phần HSB JAPAN xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý khách hàng, Quý đối tác đã tin tưởng lựa chọn dịch vụ của HSB JAPAN và đồng hành cùng Công ty trong suốt thời gian vừa qua.
Nhằm mục đích đổi mới hình ảnh, định hướng chiến lược mạnh mẽ trong tương lai, kể từ ngày 28/1/2022, HSB JAPAN chính thức chọn Logo mới làm đại diện hình ảnh thương hiệu, đánh dấu sự đổi mới và nỗ lực khẳng định uy tín của thương hiệu.
Thông tin nhận diện như sau:
Logo cũ
Logo mới
Logo mới sẽ tự động có hiệu lực với tất cả các hợp đồng, văn bản, hình ảnh, tin tức và trên các trang Facebook, Website chịu sự quản lý và trực thuộc thương hiệu HSB JAPAN. Mọi chức năng hoạt động và các thông tin liên quan khác của công ty không thay đổi.
Xin trân trọng thông báo và chúc Quý khách hàng, Quý đối tác sức khỏe và thành công trong cuộc sống!
Mọi thắc mắc về bộ nhận diện thương hiệu xin vui lòng liên hệ:
Công ty Cổ phần HSB JAPAN
Website: https://hsbjapan.com
Email: tax_pension@hsbjapan.com
☎️ Tel / fax: 03-5937-246
THU NHẬP NĂM NAY THẤP HƠN NĂM TRƯỚC CÓ ĐƯỢC GIẢM THUẾ THỊ DÂN KHÔNG?
Nhiều bạn cứ nghĩ cách duy nhất để giảm thuế thị dân (thuế cư trú) là khai báo người phụ thuộc (vợ/con, bố/mẹ). Nhưng thực tế là tuỳ vào từng địa phương mà trong một số trường hợp đặc biệt như thu nhập dự kiến năm sau của bạn chỉ bằng 1/2 năm trước (do thất nghiệp, do sinh con không có điều kiện baito,..) thì bạn hoàn toàn có thể làm đơn để xin miễn giảm thuế thị dân phải đóng.
Tuy vậy, do quy định của mỗi địa phương lại khác nhau, nên trong bài viết dưới đây, HSB JAPAN xin chia sẻ thêm về các đối tượng có khả năng được miễn giảm thuế thị dân để các bạn có thể căn cứ vào đó tự mình liên hệ với người phụ trách tại nơi mình sinh sống nhé!
Việc miễn giảm thuế thị dân là chế độ do các địa phương thiết lập ra để giúp những người có thu nhập thấp có thể giảm được gánh nặng từ thuế cư trú khi thu nhập năm sau bị giảm đột ngột so với năm trước đó. Tùy theo từng địa phương mà có những quy định khác nhau về việc giảm thuế cư trú.
Tuy nhiên, thường sẽ không ai thông báo cho bạn biết bạn là người thuộc đối tượng được giảm thuế cư trú, mà họ chỉ hướng dẫn nếu như bạn cần hỗ trợ. Do đó, việc hiểu được mình có nằm trong đối tượng được miễn giảm thuế hay không rất quan trọng.
2. Các trường hợp được giảm thuế thị dân
Nhìn chung, các trường hợp được miễn giảm thuế thị dân là những trường hợp gặp khó khăn trong việc đóng thuế, thu nhập bị giảm hơn so với năm vừa rồi, người bị bệnh, bị thương và mất khả năng lao động, gặp khó khăn trong việc duy trì cuộc sống. Dưới đây là các trường hợp cụ thể:
Người có thu nhập năm nay thấp hơn năm trước
Tiền thuế sẽ được tính dựa vào thu nhập từ tháng 1 đến tháng 12 của năm trước đó. Nếu trong khoản thời gian này, vì một lý do nào đó mà thu nhập của bạn giảm đi một cách đáng kể thì có thể bạn thuộc đối tượng được miễn giảm thuế thị dân.
Tuy nhiên, không phải bất kì trường hợp nào thu nhập bị giảm cũng được miễn giảm thuế cư trú, mà nó còn phụ thuộc vào những điều kiện khác nhau của từng địa phương.
Người đang nhận bảo hiểm thất nghiệp
Trong lúc thất nghiệp ngoài việc bạn được miễn giảm bảo hiểm sức khỏe quốc dân hay nenkin thì bạn còn có thể được giảm thêm thuế thị dân. Tuy nhiên việc được miễn giảm hay không và khoản tiền được giảm là bao nhiêu còn tùy thuộc vào mỗi địa phương.
Do đó, để biết được tình hình cụ thể như thế nào các bạn cần phải liên hệ trực tiếp, hay tra cứu tại trang thông tin của địa phương nơi mà bạn đang ở.
Người khuyết tật, vị thành niên, góa chồng (góa vợ)
Nhiều địa phương có chế độ giảm thuế cư trú cho những đối tượng này. Do đó, bạn cần kiểm tra thông tin chi tiết tại nơi bạn đang ở.
Người chịu ảnh hưởng của thiên tai lũ lụt hay hoả hoạn
Trong trường hợp bạn gặp phải các thiên tai như lũ lụt, hoả hoạn thì sẽ được miễn giảm thuế cư trú, tuỳ vào mức độ thiệt hại mà bạn gặp phải, khoản tiền được miễn giảm khác nhau.
Trong trường hợp này cũng giống như các trường hợp trên tuỳ theo từng địa phương sẽ có những quy định khác nhau. Vì thế, cần kiểm tra thông tin tại các trang của địa phương nơi bạn đang ở.
Như vậy, đây là một số trường hợp được miễn giảm thuế thị dân mà bạn nên biết. Tại Nhật có rất nhiều chế độ nhằm hỗ trợ người có hoàn cảnh khó khăn, không phân biệt người Nhật hay người nước ngoài. Do đó, nếu bạn nắm rõ các quyền lợi này thì sẽ rất có ích cho cuộc sống của bạn tại Nhật.
Ngoài ra, nếu bạn đang gặp bất cứ khó khăn nào liên quan đến Thuế hoặc cần tìm dịch vụ hoàn thuế ở Nhật để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời thì hãy bấm gọi ngay 03-5937-2465. Đội ngũ chuyên viên dày dặn kinh nghiệm và có trình độ chuyên môn cao của HSB JAPAN sẽ tư vấn, hướng dẫn và giải đáp mọi thắc mắc của bạn một cách tận tình và chính xác nhất!
SAU KHI CHUYỂN NƠI Ở THÌ ĐÓNG THUẾ CƯ TRÚ THEO ĐỊA CHỈ MỚI HAY CŨ?
Có rất nhiều bạn đã chuyển sang địa chỉ mới nhưng năm sau lại nhận được giấy báo đóng thuế cư trú từ nơi ở cũ. Không biết liệu có khi nào nhận được yêu cầu đóng thuế cư trú của cả 2 địa phương trong cùng 1 năm hay không? Câu trả lời sẽ được HSB JAPAN giải đáp ngay trong bài viết dưới đây nhé!
1. Thuế cư trú là gì?
Thuế cư trú (住民税) còn được gọi là thuế thị dân. Mục đích của việc thu thuế này là để đảm bảo đủ kinh phí phục vụ cho địa phương trong các lĩnh vực: giáo dục, phúc lợi, xử lý rác thải, phòng chống thiên tai và các hoạt động văn hoá, văn nghệ,…
Đây là khoản thuế được tính dựa trên tổng thu nhập trong vòng 1 năm (từ ngày 1/1 đến ngày 31/12) và được thu bắt đầu từ tháng 6 của năm tiếp theo.
Xem chi tiết: Thuế cư trú ở Nhật là gì? Những quy định về việc đóng thuế cư trú
2. Đối tượng nào phải đóng thuế cư trú?
Tất cả người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản có thu nhập trên 103 vạn yên thì sẽ phải đóng thuế thị dân.
3. Thuế cư trú được thu như thế nào?
Nếu bạn là người đi làm chính thức tại các công ty, khoản thuế này sẽ được trừ trực tiếp vào số tiền lương mà bạn được nhận từng tháng.
Tuy nhiên, nếu bạn là sinh viên đang đi làm, hoặc đã nghỉ việc ở công ty cũ và đang đi làm ở công ty mới ở địa phương khác thì khoản thuế này sẽ được cơ quan thuế tính tổng theo năm và gửi giấy báo thuế dạng mẫu vào tháng 6 năm sau khi đó sẽ thông báo cho bạn biết về số tiền và hạn phải nộp, địa điểm nộp thuế. Thời gian thu thế là tháng 6 hàng năm.
4. Nếu chuyển nơi ở thì đóng thuế cư trú theo địa chỉ mới hay cũ?
Thuế thị dân được tính dựa theo thu nhập trong vòng 1 năm, tính từ ngày 1/1 đến ngày 31/12. Vì vậy, theo nguyên tắc bạn sẽ phải nộp thuế thị dân cho địa phương mà bạn đăng ký cư trú tại thời điểm ngày 1/1 của năm đó.
Nếu như bạn chuyển đi địa phương khác thì thuế thị dân vẫn đóng ở địa phương cũ còn việc nộp thuế cho địa phương mới sẽ tính vào năm tiếp theo.
Ví dụ:
+ Từ ngày 1/1/2019 tới 30/1/2019 bạn cư trú ở địa phương “A”
+ Từ ngày 2/2/2019 tới 31/12/2019 bạn cư trú ở địa phương “B”
Thuế thị dân phát sinh từ 6/2020 tới 5/2021 sẽ dựa trên tổng thu nhập của cả năm 2019 . Ngày 1/1/2019 bạn ở địa phương “A” thì sẽ đóng thuế thị dân phát sinh từ 6/2020 tới 5/2021 cho địa phương “A”. Sau ngày 1/1/2019 bạn có chuyển đến địa phương “B” thì thuế thị dân vẫn được tính cho địa phương “A” . Việc nộp thuế thị dân cho địa phương “B” sẽ thực hiện vào các năm tiếp theo.
5. Nếu nhận được 2 giấy báo đóng thuế của 2 địa phương thì làm thế nào?
Chỉ có địa phương nơi mà bạn đăng ký cư trú mới thu thuế thị dân của bạn. Vì vậy, về nguyên tắc sẽ không có trường hợp bạn nhận được giấy báo đóng thuế của cả 2 đại phương cùng lúc đâu nhé.
Trường hợp bạn chuyển nơi ở nhưng lại chưa làm thủ tục chuyển địa chỉ (転出・転入届 てんしゅつ・てんにゅうとどけ)thì địa phương cũ vẫn sẽ gửi giấy yêu cầu đóng thuế thị dân cho bạn.
Do đó sau khi chuyển nhà, để đóng số tiền thuế cư trú hợp lý thì bạn nên nhanh chóng hoàn tất thủ tục chuyển địa chỉ cũ sang địa chỉ mới càng sớm càng tốt, để tránh hoang mang không biết đóng thuế theo địa chỉ nào.
Ngoài ra, nếu bạn chưa nắm rõ các vấn đề về thuế ở Nhật Bản hoặc cần tìm một dịch vụ làm thủ tục hoàn thuế và khấu trừ thuế thì đừng ngần ngại mà hãy bấm gọi ngay 03-5937-2465. Đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn cao của HSB JAPAN sẽ giải đáp và hướng dẫn bạn một cách chi tiết và chính xác nhất!
KHI NÀO CÓ THỂ LÀM THỦ TỤC HOÀN THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Ở NHẬT?
Làm thủ tục hoàn thuế thu nhập cá nhân vào thời gian nào là thích hợp nhất? Vào thời điểm giữa tháng 5 – 6 mỗi năm, các bạn sẽ nhận được giấy thông báo thuế cư trú (thuế thị dân) để thông báo số tiền thuế phải đóng từ tháng 6 năm nay tới tháng 5 năm sau.
Nếu mức thu nhập trong năm của bạn cao, đồng nghĩa với việc bạn phải đóng thuế thị dân càng cao. Một năm số tiền phải chi để đóng 2 khoản thuế thu nhập cá nhân và thuế thị dân có thể lên đến mười mấy man. Có một cách để các bạn có thể lấy lại toàn bộ số tiền đã đóng và giảm được tiền thuế của năm tiếp theo đó là làm HOÀN THUẾ TẠI HSB JAPAN.
Khi nào bạn nên làm thủ tục hoàn thuế?
Theo khuyến cáo của cục thuế, thì các bạn nên làm hoàn thuế thu nhập cá nhân trước tháng 3 hàng năm. Như thế thì vào tháng 5 – 6, khoản thuế thị dân phải đóng sẽ được tính toán lại và thường sẽ được giảm xuống đáng kể.
Tại sao phải làm hoàn thuế thu nhập cá nhân?
Hàng tháng khi nhận lương bạn có thắc mắc: Vì sao lương bạn nhận được không phải là 1 con số tròn trĩnh như đã ký trên hợp đồng lao động với công ty không?
Đó là vì bạn phải đóng thuế và bảo hiểm. Tuy nhiên khoản tiền này sẽ không vĩnh viễn mất đi mà bạn hoàn toàn có thể nhận lại khoản tiền này một cách dễ dàng. Chính sách hoàn thuế được Chính phủ Nhật đưa ra nhằm hỗ trợ người lao động làm việc tại quốc gia.
Như vậy có thể thấy, thủ tục làm hoàn thuế thu nhập cá nhân ở Nhật vô cùng quan trọng. Sẽ thật bất lợi cho chúng ta nếu như không biết đến chính sách này. Vì thế, bạn hãy liên hệ cho HSB JAPAN ngay nếu bạn chưa thực hiện thủ tục hoàn thuế thu nhập cá nhân ở Nhật vào các năm trước đó nhé.
Sử dụng Dịch vụ hoàn thuế tại HSB JAPAN, bạn sẽ nhận được gì?
Với ưu thế sở hữu đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao và được đào tạo bài bản HSB JAPAN đã hỗ trợ thành công cho hàng ngàn khách hàng lấy lại được 100 % tiền thuế bị truy thu hoặc miễn giảm, cụ thể:
+ Hoàn thuế thu nhập 20% bị truy thu từ tiền lương hưu được chi trả một lần (lương hưu phúc lợi, công đoàn).
+ Hoàn thuế thu nhập trong trường hợp thôi việc (chưa làm điều chỉnh cuối năm).
+ Hoàn thuế thu nhập cá nhân, thuế cư trú, thuế bảo hiểm quốc dân chỉ được hoàn lại ở một số địa phương.
Ngoài việc giảm tối đa số thuế phải nộp, HSB JAPAN còn giúp khách hàng hoàn lại số tiền thuế đã bị truy thu ở các năm trước với sự hỗ trợ toàn diện, đem lại sự tiện lợi, đảm bảo và minh bạch cho Quý khách hàng.
Sự tin cậy của Quý khách hàng là giá trị cốt lõi, là sứ mệnh mà Chúng tôi đặt lên hàng đầu. Hãy liên hệ với HSB JAPAN ngay hôm nay qua Hotline: 03-5937-2465 để được tư vấn và hỗ trợ mọi vấn đề về Thuế và Hoàn Thuế một cách tận tình!
5 LOẠI THUỐC CẦN CÓ Ở NHẬT THỰC TẬP SINH VÀ DU HỌC SINH PHẢI BIẾT
Có một số loại thuốc cần có ở Nhật mà thực tập sinh và du học sinh nhất định phải biết. Sang Nhật làm việc và học tập trong thời gian dài thì việc mắc bệnh do “trái gió trở trời” là không thể tránh khỏi. Do đó, những lúc như vậy bạn cần chuẩn bị sẵn các loại thuốc cơ bản để có thể tự chữa những loại bệnh phổ biến.
Bài viết này sẽ điểm qua 5 loại thuốc thiết yếu ở Nhật mà mọi người cần phải có. Xem ngay nhé!
Thuốc cảm lạnh là loại thuốc vô cùng cần thiết đối với một đất nước có mùa đông lạnh như Nhật Bản. Thực tập sinh khi mới sang Nhật chưa quen với khí hậu sẽ rất dễ bị cảm lạnh; đặc biệt là vào mùa đông. Do đó, Ryukakusan Direct là loại thuốc thực tập sinh Nhật cần biết.
Công dụng chính của loại thuốc này là chữa viêm họng và ho có đờm. Bạn có thể uống Ryukakusan Direct mà không cần nước vẫn có thể đạt hiệu quả tốt. Tuy nhiên loại thuốc này có chứa thành phần thảo dược, vì vậy để đảm bảo, bạn nên nhờ tiệm thuốc tư vấn trước khi sử dụng.
2. Taiso Babolat – Loại thuốc cần có ở Nhật
Khi mới sang Nhật, cảm cúm là căn bệnh phổ biến nhất mà hầu hết thực tập sinh và du học sinh mắc phải; khi chưa thích nghi được với khí hậu và thời tiết ở Nhật.
Khi đó, Taiso Babolat sẽ là cứu tinh của bạn. Đây là một loại thuốc cảm dạng bột; có thể chữa trị các triệu chứng như hắt hơi, viêm họng, chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau đầu, viêm phế quản…
Taiso Babolat có thành phần 100% từ thiên nhiên; đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người sử dụng, kể cả người già và trẻ nhỏ.
3. Thuốc giảm đau kinh nguyệt EVEA
Nếu là nữ thì EVEA là loại thuốc cần có ở Nhật. Đây là một hỗn hợp của ibuprofen, thuốc an thần nhẹ và cafein. EVEA là loại thuốc giảm đau bán chạy nhất tại Nhật Bản. Không chỉ giúp nữ giới giảm đau bụng trong kỳ kinh nguyệt, EVEA còn có thể giúp bạn trị đau đầu, cảm lạnh.
4. Thuốc đau dạ dày Kyabeijin MMSC Kowa
ThuốcKyabeijin MMSC Kowa là loại thuốc chuyên trị đau dạ dày của hãng Kowa Nhật Bản. Tác dụng của loại thuốc này là giúp tái tạo niêm mạc dạ dày bị hư tổn, hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày một cách hiệu quả, giảm các cơn đau nhanh chóng. Đây là sản phẩm chất lượng được người Nhật vô cùng tin dùng. Với những áp lực công việc, đau dạ dày cũng là một loại bệnh khá phổ biến. Vì vậy, đây cũng là loại thuốc cần có ở Nhật.
5. Thuốc tiêu hóa Taisho Pharmaceutical Co Kampo
Chữa đau bụng, khó chịu dạ dày, viêm dạ dày, đau dạ dày, ợ hơi, chán ăn, đầy hơi, ợ nóng, khó tiêu, buồn nôn là những tác dụng chính của Taisho Pharmaceutical Co Kampo.
Thuế cư trú ở Nhật là loại thuế mà bất cứ ai sống ở Nhật dù là người nước ngoài cũng cần phải đóng
Một số loại thuốc cần có ở Nhật khi ra khỏi nhà
– Aneron (アネロン): Thuốc chống say tàu xe
– Loper Mac Satto (ロペラマックサット): chữa trị tiêu chảy, lạnh bụng
– The guard (ザザード): điều trị đau dạ dày, cải thiện cả đường ruột và bao tử
– Loxonin’s (ロキソニン): Thuốc hạ sốt
– Kagen Cough Phills (カイゲン咳止錠): điều trị giảm đau khi ho
– Allegra FX (allegra アレグラ FX): loại thuốc trị cảm lạnh và viêm mũi dị ứng
– Voltaren (ボルタレン): thuốc giảm đau và chống viêm
Trên đây là những loại thuốc cần có ở Nhật mà thực tập sinh và du học sinh nước ngoài cần phải biết. Các bạn nên chuẩn bị sẵn những loại thuốc trên ở nhà và khi ra đường; phòng những trường hợp cần thiết nhé. Chúc bạn có một sức khỏe thật tốt trong thời gian làm việc và học tập ở Nhật!
Khi đến Nhật sinh sống, thuế là khoản chi phí không nhỏ mà bạn cần phải đóng hàng tháng dù là người nước ngoài. Tuy nhiên, bạn có thể làm thủ tục để xin hoàn và miễn giảm một số loại thuế. Hãy liên hệ ngay với dịch vụ hoàn thuế ở Nhật của HSB JAPAN để được đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp hướng dẫn thủ tục một cách tận tình nhất nhé!
4 CÁCH GỬI HÀNG TỪ NHẬT VỀ VIỆT NAM CỰC AN TOÀN VÀ TIẾT KIỆM
Gửi hàng từ Nhật về Việt Nam là vấn đề được rất nhiều bạn thực tập sinh và du học sinh Việt ở Nhật quan tâm. Khi đi ra nước ngoài, ai cũng mong muốn gửi quà về tặng cho người thân, gia đình và bạn bè. Vì vậy, số lượng thực tập sinh và du học sinh Việt sang Nhật ngày càng tăng thì nhu cầu gửi hàng về Việt Nam cũng càng tăng theo.
Ở Nhật có rất nhiều cách để chuyển hàng Nhật – Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách thực hiện và lựa chọn hình thức gửi hàng nào để vừa an toàn và tiết kiệm nhất. Chính vì lý do đó, bài viết này sẽ gửi đến bạn 4 cách gửi đồ từ Nhật về Việt Nam cực tốt; được nhiều người sử dụng nhất.
Gửi hàng từ Nhật về Việt Nam qua đường bưu điện
Bưu điện EMS vẫn là hình thức gửi hàng hóa thông dụng và phổ biến nhất tại khắp các tỉnh thành ở Việt Nam và Nhật Bản. EMS là tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam, cung cấp dịch vụ vận chuyển thư từ, bưu phẩm, hàng hóa… tại hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới.
Ưu điểm: rất nhanh, gọn lẹ, thủ tục đơn giản dễ sử dụng, có mặt ở hầu hết mọi nơi, và giá thành rẻ phù hợp với mọi đối tượng.
Nhược điểm: gửi hàng quốc tế qua đường bưu điện dễ bị thất lạc đồ.
Đồ gửi bị thất lạc là vấn đề rất đáng lo ngại. Tuy nhiên, trường hợp này cũng không thường xuyên xảy ra nên bạn cũng đừng quá lo lắng. Dù vậy, để phòng ngừa rủi ro, khi gửi hàng từ Nhật về Việt Nam qua đường bưu điện, bạn nên lựa chọn những hàng hóa có giá trị thấp và số lượng ít.
Hàng hóa ký gửi qua EMS có giới hạn cân nặng không quá 30kg, chiều dài, rộng cao không vượt quá 1,5m và tổng chiều dài cộng chu vi không trên 3m. Ngoài ra các loại nước hoa, mỹ phẩm có độ cồn trên 24% cũng bị giới hạn.
Cách gửi hàng
Đóng gói hàng hóa cẩn thận và mang đến quầy chuyển hàng của bưu điện EMS. Nhân viên sẽ đưa bạn hai loại giấy tờ cần điền; liên quan đến thông tin người gửi, người nhận hàng và các thủ tục khai thuế và danh mục đồ chuyển về Việt Nam. Sau khi hoàn tất các thủ tục giấy tờ, nhân viên bưu điện sẽ cân hàng, tính phí và tiến hành gửi đồ từ Nhật về Việt nam cho bạn.
Ngoài ra, bạn còn có thể đăng ký gửi hàng qua mạng, sau đó nhân viên bưu điện sẽ đến tận nhà và nhận hàng hóa ký gửi. Đầu tiên, bạn cần đăng ký tài khoản trên website của bưu điện EMS. Sau đó, bạn chọn dịch vụ vận chuyển và đặt ngày giờ hẹn nhân viên đến nhà lấy hàng. Đến ngày hẹn, nhân viên bưu điện sẽ đến làm thủ tục chuyển hàng tại nhà của bạn. Sau 1 tuần, người nhận ở Việt Nam sẽ được thông báo nhận hàng và hóa đơn thanh toán tiền thuế.
Để đáp ứng nhu cầu gửi hàng từ Nhật về Việt Nam ngày càng tăng, rất nhiều công ty dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế đã ra đời. Với chất lượng tốt và chi phí hợp lý, những dịch vụ này dần trở thành lựa chọn quen thuộc của nhiều thực tập sinh và du học sinh Việt Nam.
Hiện nay, rất nhiều bạn gửi hàng từ Nhật về Việt Nam bằng Yamato, Sagawa hay DHL. Đây là những công ty vận chuyển uy tín và an toàn mà bạn có thể sử dụng.
Ưu điểm: thủ tục đơn giản, nhanh chóng, giá cả hợp lý, chất lượng dịch vụ đảm bảo, uy tín, ít xảy ra sai sót.
Nhược điểm: vẫn có rủi ro hàng hóa bị kẹt lại tại cửa khẩu với những trường hợp kiện hàng lớn.
Cách gửi hàng
Tương tự như gửi qua bưu điện, bạn cũng có thể đến trực tiếp các địa điểm tiếp nhận hàng hóa của các công ty vận chuyển này hoặc đăng ký gửi hàng từ Nhật về Việt Nam qua website để nhân viên đến nhà lấy hàng hóa. Bạn cũng sẽ cần hoàn tất các thủ tục giấy tờ cần thiết và sau đó là tiến hành gửi hàng.
Gửi hàng từ Nhật về Việt Nam qua đường biển
Đây là hình thức vận chuyển có chi phí rẻ nhất. Ngoài ra, do lượng tàu không quá nhiều nên việc thất lạc hàng hóa cũng ít khi xảy ra. Tuy nhiên, hình thức này lại có một số nhược điểm; chẳng hạn như thời gian vận chuyển khá lâu (từ 1 – 3 tháng), người nhận không ở thành phố lớn sẽ khó khăn trong việc nhận hàng… Ngoài ra, hàng hóa vận chuyển bằng đường biển hay bị quăng và va đập nên bạn không nên gửi hàng dễ vỡ bằng hình thức này. Để đề phòng rủi ro, bạn nên đóng gói mọi hàng hóa thật cẩn thận trước khi gửi.
Gửi hàng bằng đường biển cũng có những quy định về giới hạn kích thước hàng hóa tương tự như gửi qua bưu điện. Và tương tự như EMS, gửi hàng từ Nhật về Việt Nam cũng có 2 cách thực hiện là trực tiếp đến bưu điện hoặc đăng ký thông qua website.
Gửi đồ từ Nhật về Việt Nam qua đường hàng không tiết kiệm (SAL)
Cùng là vận chuyển qua đường hàng không, tuy nhiên SAL là hình thức rẻ hơn và chậm hơn. Hình thức này sử dụng những không gian trống trên các chuyến bay thương mại để vận chuyển hàng hóa. Thông thường thời gian vận chuyển của SAL là từ 6 đến 13 ngày. Quy định về kích thước hàng hóa cũng tương tự như vận chuyển bằng đường hàng không thông thường.
Ngoài tiền thuế, thực tập sinh còn phải đóng các loại bảo hiểm ở Nhật
Một số lưu ý khi gửi hàng từ Nhật về Việt Nam
Gửi hàng sang nước ngoài có khá nhiều quy định phức tạp chứ không hề đơn giản như gửi hàng trong nước. Có một số loại hàng hóa bị cấm và không được vận chuyển sang nước ngoài qua đường hàng không, SAL và EMS mà bạn cần lưu ý.
– Thực phẩm tươi sống, đông lạnh…
– Đồ điện tử có dung lượng pin lớn, ắc quy…
– Hóa chất, các vật chứa chất nổ, vật liệu nổ, vũ khí, pháo hoa…
– Các chất có cồn, chất lỏng hoặc vật liệu dễ cháy như nước hoa, mỹ phẩm…
– Những hàng hóa có giá trị lớn như kim loại quý, phiếu chứng khoán…
– Ma túy, chất gây nghiện, kích thích…, văn hóa phẩm đồi trụy… bị cấm vận chuyển với mọi hình thức.
Trên đầy là những cách gửi hàng từ Nhật về Việt Nam uy tín và được nhiều người sử dụng nhất. Hy vọng qua bài viết này, các bạn thực tập sinh và du học sinh Nhật đã biết làm thế nào để có thể gửi đồ, quà tặng về quy nhà cho người thân và bạn bè. Chúc các bạn thành công!
Tiền thuế đắt đỏ luôn là vấn đề khiến các bạn thực tập sinh và du học sinh nước ngoài ở Nhật trăn trở và lo lắng. Vì vậy hoàn thuế là điều bạn nhất định phải biết và thực hiện. Nếu các bạn chưa biết cách làm thủ tục, hãy liên hệ ngay với Dịch vụ hoàn thuế ở Nhật chuyên nghiệp của HSB JAPAN. Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp giàu kinh nghiệm của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn một cách tận tình nhất!
7 LỄ HỘI MÙA HÈ NHẤT ĐỊNH PHẢI THAM GIA KHI SỐNG Ở NHẬT BẢN
Lễ hội mùa hè là một trong những dịp lễ đặc sắc và náo nhiệt nhất trong năm ở Nhật Bản. Mùa hè ở Nhật sẽ bắt đầu từ tháng 6 và kéo dài đến hết tháng 9. Trong thời gian này, không chỉ có 1 lễ hội mà có đến tận 7 lễ hội mùa hè Nhật Bản.
Đó là những lễ hội nào và diễn ra vào thời điểm nào. Hãy cùng HSB JAPAN tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Danh sách lễ hội mùa hè của Nhật Bản
Lễ hội pháo hoa sông Sumida (Tokyo)
Vào thời gian từ tháng 7 đến tháng 8 hàng năm, các lễ hội pháo hoa sẽ được diễn ra trên toàn nước Nhật. Trong số đó, nổi tiếng và lâu đời nhất là lễ hội pháo hoa Sumidagawa. Lễ hội mùa hè Nhật Bản này thu hút số lượng người tham gia vô cùng lớn. Thời gian diễn ra lễ hội là ngày chủ nhật thứ tư của tháng 7 hàng năm vào khung giờ 19:00 – 20:00 tại sông Sumida, Tokyo. Người Nhật thường tập trung gia đình, bạn bè cùng nhau thưởng thức dịp lễ hội này.
Tanabata thường diễn ra vào ngày 7/7 hàng năm nhằm kỷ niệm cuộc gặp gỡ giữa hai vị thần Orihime và Hikoboshi. Đây là một trong những lễ hội đẹp và lãng mạn nhất trong các lễ hội truyền thống của Nhật Bản. Trong những ngày lễ này, mọi người sẽ viết những lời cầu nguyện vào một mảnh giấy nhỏ với nhiều màu sắc rực rỡ (Tanzaku) và treo lên cành tre cùng với đồ trang trí nếu muốn.
Những địa điểm tổ chức lễ Tanabata ở Nhật là thành phố Sendai (tỉnh Miyagi), thành phố Hiratsuka (tỉnh Kanagawa) và thành phố Anjou (tỉnh Aichi).
Lễ hội mùa hè Awa Odori Matsuri
Awa Odori Matsuri lần đầu tiên được tổ chức vào giữa tháng 8 tại tỉnh Tokushima. Về sau, nhiều địa phương khác cũng hưởng ứng tổ chức theo. Trong đợt lễ hội mùa hè này, người tham gia sẽ được phân thành từng nhóm nhỏ gọi là Ren (連) theo đặc trưng của từng địa phương hay doanh nghiệp của họ. Thời gian tổ chức lễ hồi thường vào ngày 12 đến 15 tháng 8 hàng năm.
Trang phục tham gia lễ hội của họ được thiết kế khá cầu kỳ, độc đáo và mang đậm truyền thống Nhật Bản. Người nam sẽ mặc trang phục Yukata nửa người, đầu quấn khăn, chân đi tất trắng, tay cầm quạt hoặc lồng đèn nhỏ. Người nữ sẽ mặc Yukata dài, đầu đội nón, chân đi guốc geta.
Obon – Lễ hội Vu Lan Nhật Bản
Lễ hội này đã có lịch sử ở Nhật hơn 500 năm và gắn liền với điệu múa dân gian nổi tiếng Bon-Odori. Lễ hội Obon kéo dài từ 4 ngày đến 1 tuần và diễn ra vào tháng 8 hàng năm. Tuy nhiên, ngày bắt đầu lễ hội sẽ khác nhau theo từng địa phương tổ chức.
– Kyu Bon tổ chức ngày 15 tháng 7 âm lịch ở các vùng phía Bắc Kanto, Chugoku, Shikoku và các đảo ở phía Tây Nam.
– Shichigatsu Bon (Bon tháng bảy), tổ chức vào ngày 15 tháng 7 dương lịch, ở các vùng như Tokyo, Yokohama và Tohoku.
– Hachigatsu Bon (Bon tháng tám) thì được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 dương lịch. Đây là ngày phổ biến nhất và là ngày hội Obon lớn nhất được tổ chức tại cố đô Kyoto.
Lễ hội âm nhạc Kangensai
Thượng tuần tháng 8 hàng năm là thời gian diễn ra lễ hội âm nhạc Kangensai tại thành phố Hatsukaichi tỉnh Hiroshima. Lễ hội này tái hiện lại triều đại Shogun qua những điệu múa và trình diễn âm nhạc vô cùng đặc sắc và hấp dẫn.
Ngoài thuế thu nhập, thuế cư trú ở Nhật cũng là loại thuế vô cùng quan trọng
Lễ hội nón hoa Hanagasa Matsuri
Hanagasa Matsuri được xem là lễ hội mùa hè lớn nhất trong năm tại vùng đông bắc Nhật Bản. Thời gian diễn ra lễ hội thường từ ngày 5 đến ngày 7 tháng 8 hàng năm tại thành phố Yamagata.
Tại đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng hàng nghìn vũ công mặc trang phục giống nhau theo từng nhóm; kết hợp với chiếc mũ Hanagasa được trang trí bằng hoa giả vô cùng rực rỡ. Các vũ công sẽ vừa đi diễu hành trên phố vừa trình diện những điệu múa hấp dẫn và hô khẩu hiệu “Makkasho Makkasho”.
Lễ hội mùa hè Gion
Không chỉ lớn nhất vào mùa hè, mà Gion còn là một trong những lễ hội lớn nhất của Nhật Bản. Lễ hội Gion đã có lịch sự 1000 năm và là một sự kiện thu hút rất nhiều du khách trong nước và nước ngoài.
Điểm hấp dẫn của lễ hội này là buổi diễu hành rước kiệu vô cùng đặc sắc. Có tất cả là 2 loại kiệu là Hoko và Yama. Đặc biệt nhất là kiệu Hoko với 2 tầng, cao 25m và nặng khoảng 12 tấn với bánh xe lớn.
Thời gian diễn ra lễ Gion là từ ngày 1 đến ngày 31 tháng 7 hàng năm tại 625 Gion Kitagawa, Higashiyama-ku, Kyoto 605-0073 (Đền Yasaka).
Trên đây là tổng hợp 7 lễ hội mùa hè ở Nhật vô cùng hấp dẫn mà các du học sinh và thực tập sinh không nên bỏ qua khi đến Nhật. Hãy lưu lại ngay những sự kiện này để tham gia vui chơi, giải trí và trải nghiệm văn hóa Nhật Bản sau những thời gian học tập và làm việc căng thẳng. Tuy nhiên hiện nay, tình hình dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến khá phức tạp. Vì vậy mọi người nhớ đeo khẩu trang khi đi ngắm hoa và hạn chế tụ tập đông người nữa nhé.
Chúc bạn sẽ có một mùa hè thú vị tại Nhật Bản!
Khi sống ở Nhật, thuế luôn là vấn đề mà mọi thực tập sinh và du học sinh nước ngoài lo lắng. Tuy nhiên, bạn có thể xin miễn giảm một số khoản thuế. Nếu bạn không biết làm thế nào, hãy liên hệ ngay với Dịch vụ hoàn thuế của HSB JAPAN để được tư vấn và hướng dẫn một cách tận tình nhé!
TỔ CHỨC OTIT THAY THẾ JITCO – THỰC TẬP SINH NHẬT ĐÃ BIẾT?
OTIT – Organization for Technical Intern Trainning (tiếng Việt gọi là Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế) là tổ chức hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của thực tập sinh nước ngoài ở Nhật. Trước đây, tất cả các thực tập sinh sống ở Nhật đều quá quen thuộc với tổ chức JITCO. Mọi khúc mắc về thủ tục hành chính hay nảy sinh các vấn đề liên quan đến tranh chấp, xung đột với công ty tiếp nhận hoặc nghiệp đoàn Nhật Bản, JITCO sẽ giúp thực tập sinh xử lý.
Tuy nhiên, đến ngày 1/11/2017, JITCO đã chính thức đóng của và được thay thế bằng OTIT JAPAN. Vì sao lại như vậy? Hãy cùng HSB JAPAN tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Vì sao thành lập tổ chức OTIT và đóng cửa JITCO?
Trước đây, JITCO là đơn vị trực tiếp hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi của tất cả thực tập sinh nước ngoài tại Nhật. Tuy nhiên, tổ chức này lại không thuộc quyền quản lý của chính phủ Nhật Bản mà chỉ là một tổ chức phi lợi nhuận. Do đó, JITCO không có thẩm quyền trong việc chế tài và xử phạt các công ty hay nghiệp đoàn khi họ vi phạm hợp động và quyền lợi của thực tập sinh.
Vì vậy, sau khi ban hành chính thức chính sách dành cho thực tập sinh ngày 1/11/2017, chính phủ Nhật phải thành lập một tổ chức có quyền hạn pháp lý thực thi những quy định trong chính sách này. Chính vì lý do đó, tổ chức OTIT Nhật Bản ra đời thay thế cho JITCO. Điều này tạo ra một quy trình pháp lý thống nhất; vô cùng có lợi cho thực tập sinh nước ngoài khi đến Nhật sinh sống vào làm việc.
Tổ chức OTIT mang lại lợi ích cho thực tập sinh như thế nào?
Mục đích của OTIT cũng như JITCO trước đây là bảo vệ quyền lợi; đồng thời phát triển nguồn nhân lực theo diện thực tập tập sinh ở Nhật Bản. Tuy nhiên, quyền hạn của OTIT để hỗ trợ thực tập sinh bây giờ cao hơn rất nhiều. Cụ thể như:
– Có thẩm quyền rà soát các doanh nghiệp, công ty, nghiệp đoàn xem có đủ khả năng nhận thực tập sinh nước ngoài hay không. Sau khi được OTIT xác nhận, các đơn vị kể trên mới có thể làm thủ tục xin tư cách lưu trú cho thực tập sinh.
– Có quyền hạn hợp pháp trong việc cấm hay hạn chế các công ty hay nghiệp đoàn có hành vi sai phạm tuyển thực tập sinh. Nếu mắc quá nhiều vi phạm, những đơn vị này sẽ bị OTIT loại khỏi danh sách đơn vị tiếp nhận.
– Có chức năng và quyền hạn hợp pháp để đòi lại lợi ích của thực tập sinh; chẳng hạn như: lương, các chế độ mà công ty tiếp nhận không trả hoặc thực hiện không đúng luật lao động ở Nhật.
– Có thể hỗ trợ, tư vấn và giúp thực tập sinh nước ngoài; giải đáp mọi thắc mắc và xử lý mọi vấn đề liên quan đến thủ tục pháp lý ở Nhật.
– Được quyền thương thảo và đưa ra kiến nghị với Bộ LĐTBXH Việt Nam; để đưa ra các quyết định rút giấy phép của những công ty phái cử mắc quá nhiều vi phạm chính sách thực tập sinh.
Ngoài ra còn nhiều quyền hạn khác nhằm bảo vệ quyền lợi của thực tập sinh nước ngoài một cách tốt nhất; mang lại sự yên tâm cho thực tập sinh trong thời gian làm việc ở Nhật Bản.
Là thực tập sinh Nhật, bạn cần biết cách hoàn thuế Nenkin khi về nước
Góc tư vấn của tổ chức OTIT
Những trường hợp thực tập sinh có thể nhờ hỗ trợ
– Gặp khó khăn, lo lắng trong công việc và cuộc sống hàng ngày.
– Muốn được hướng dẫn về tôn giáo, đồ ăn, tập quán, quan điểm.
– Thắc mắc về các điều kiện lao động.
– Thắc mắc về các chỉ thị hay phát sinh bất đồng quan điểm; hoặc thói quen sinh hoạt tại nơi thực tập.
– Có vấn đề về tiền cọc, tiền phạt vi phạm, tiền bồi thường với công ty phái cử.
– Nghi ngờ có hành vi vi phạm chính sách thực tập sinh tại nơi làm việc.
– Không thể tiếp tục thực tập vì việc kinh doanh tại công ty tiếp nhận bị thua lỗ nhưng không được đơn vị quản lý hỗ trợ tìm nơi thực tập mới.
– Có nhu cầu đổi nơi thực tập khi chuyển chương trình thực tập nhưng không được đơn vị quản lý hỗ trợ tìm nơi thực tập mới.
– Thắc mắc về chế độ thực tập sinh.
– Không biết nhờ tư vấn ở đâu khi có các vấn đề về luật pháp và chế độ ở Nhật.
Cơ sở tư vấn
– Tư vấn bằng tiếng Việt
Số điện thoại: 0120-250-168
Thời gian làm việc: thứ 2, 4, 6 hàng tuần từ 11:00 – 19:00
– Tư vấn bằng tiếng Trung Quốc
Số điện thoại: 0120-250-169
Thời gian làm việc: thứ 2, 4, 6 hàng tuần từ 11:00 – 19:00
– Tư vấn bằng tiếng Philippin
Số điện thoại: 0120-250-197
Thời gian làm việc: thừ 3, 7 hàng tuần từ 11:00 – 19:00
– Tư vấn bằng tiếng Anh
Số điện thoại: 0120-250-147
Thời gian làm việc: thừ 3, 7 hàng tuần từ 11:00 – 19:00
Ngoài thời gian làm việc, điện thoại tư vấn sẽ ở chế độ nhận tin nhắn tự động; và sẽ liên hệ xử lý vấn đề của thực tập sinh vào ngày làm việc tiếp theo.
Đây là những thông tin về tổ chức OTIT JAPAN mà mọi thực tập sinh nước ngoài ở Nhật đều cần phải biết. Thực tập sinh hãy lưu lại những thông tin liên lạc để có thể liên hệ nhờ hỗ trợ và tư vấn gặp bất cứ khó khăn hay vấn đề gì trong thời gian làm việc ở Nhật nhé!
Thực tập sinh và du học sinh nước ngoài ở Nhật nếu có nhu cầu làm hoàn thuế, nhờ tư vấn và giải đáp tất cả các vấn đề về thuế thì hãy liên hệ ngay với Dịch vụ Hoàn thuế HSB JAPAN. Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, chúng tôi cam kết sẽ hỗ trợ bạn một cách nhanh chóng và tận tình nhất.
HƯỚNG DẪN TOÀN BỘ THỦ TỤC HOÀN THUẾ NENKIN Ở NHẬT CHI TIẾT NHẤT
Nenkin là khoản tiền khá lớn thực tập sinh Nhật phải đóng, do đó hoàn thuế Nenkin khi về nước là một việc vô cùng quan trọng và cần thiết.
Bạn đang băn khoăn và lo lắng vì chưa biết cách làm thủ tục hoàn thuế Nenkin? Bài viết hướng dẫn lấy tiền Nenkin sau đây sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này.
Nenkin là gì? Hoàn thuế Nenkin là gì?
Có lẽ đây là khái niệm không còn xa lạ với bất cứ ai sang Nhật học tập và làm việc. Tuy nhiên điều mà hầu hết các du học sinh, thực tập sinh, người xuất khẩu lao động tại Nhật Bản cần quan tâm đó chính là làm sao để lấy lại tiền Nenkin? Điều kiện đủ để lấy lại tiền Nenkin sau khi về nước là gì? Các giấy tờ cần thiết khi làm thủ tục Nenkin hoàn thuế, nên tự làm hay sử dụng dịch vụ lấy Nenkin… Còn rất nhiều câu hỏi cần được giải đáp!
Sau đây Công ty Tư Vấn HSB sẽ cùng bạn giải đáp các thắc mắc nói trên cũng như sẵn sàng đồng hành cùng cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản lấy lại số tiền hưu trí đã đóng trong suốt quá trình làm việc một cách ĐẦY ĐỦ và AN TOÀN nhất.
Làm sao để lấy lại tiền Nenkin? Điều kiện cần có để hoàn thuế Nenkin sau khi về nước là gì?
– Là người không mang quốc tịch Nhật Bản
– Thời gian đã nộp tiền Nenkin trên 6 tháng
– Hiện tại không sống ở Nhật
– Chưa từng có quyền lợi nhận tiền Nenkin (chưa từng nhận tiền nenkin bao gồm cả tiền trợ cấp thương tật)
Tiền trợ cấp thương tật (障害手当 しょうがいてあて) ở đây là gì? Trong thời gian bạn làm việc mà không may phát bệnh không có khả năng lao động thì nếu làm thủ tục sẽ được nhận.
Hướng dẫn thủ tục hoàn thuế Nenkin
Nếu bạn thuộc trường hợp bình thường, trở về nước sau khi hoàn thành hợp đồng thì bạn có thể lấy Nenkin tổng cộng được 3 lần.
– Lấy tiền Nenkin lần 1: Tên gọi chính xác là: Thủ tục xin hoàn tiền nenkin. (80% tiền nenkin của bạn)
– Lấy tiền Nenkin lần 2: Lần này được gọi là : Thuế thu nhập (20% tổng số tiền nenkin của bạn)
– Lấy tiền Nenkin lần 3: Lần này thực chất cũng là: Thủ tục xin hoàn thuế thu nhập cá nhân. (Tùy người có hoặc không)
Lấy Nenkin lần 1
Những giấy tờ cần chuẩn bị
– Bản photo hộ chiếu (bao gồm cả trang có đóng dấu ngày xuất cảnh rời khỏi Nhật cuối cùng)
– Giấy tờ chứng nhận bạn không sống ở Nhật
– Giấy xác nhận mở tài khoản ngân hàng USD
– Sổ tay Nenkin (年金手帳)
– Đơn xin hoàn trả tiền Nenkin (脱退一時金請求)
Cách nộp hồ sơ xin hoàn thuế Nenkin lần 1
Sau khi hoàn tất gửi tất cả giấy tờ trên đến:
Social Insurance Operation Center Takaido-nishi 3-5-24, Suginami-ku, Tokyo 168-8505 JAPAN〒168-8505
(〒168-8505 東京都杉並区高井戸西 3丁目 5番 24号 社会保険業務センター)
Tel: +81 3 6700 1165
(Bạn ra bưu điện nói muốn gửi sang Nhật họ sẽ hướng dẫn bạn, Phí gửi đảm bảo khoảng 400.000 – 500.000đ)
Không có trục trặc gì thì sau khoảng 3-6 tháng sau bạn sẽ nhận được thư thông báo nhận tiền gửi về cho bạn và tiền chuyển vào tài khoản ngân hàng trên.
Lưu ý: HSB JAPAN sẽ hỗ trợ bạn lấy NENKIN lần 1 miễn phí 100%.
Lấy Nenkin lần 2
Nenkin lần 2 sở thuế sẽ chỉ chi trả vào tài khoản cho Người đại diện hợp pháp và có pháp nhân tại Nhật Bản.
Nếu bạn tự lấy Nenkin lần 1 thành công và cần HSB JAPAN hỗ trợ thủ tục lấy 20% thuế cần cung cấp cho chúng tôi các giấy tờ sau để chúng tôi có thể giúp bạn Lấy Nenkin lần 2.
Những giấy tờ cần chuẩn bị
– Giấy báo nhận tiền Nenkin lần 1
– Địa chỉ nhà ở có số hòm thư hoặc bản sao thẻ ngoại kiều
– Hộ chiếu photo.
– Sổ Nenkin.
Nếu bạn đã sử dụng dịch vụ hoàn thuế Nenkin trọn gói 1+2 của HSB JAPAN thì bạn không cần phải cung cấp những giấy tờ trên. Vì khi làm Nenkin lần 1, chúng tôi đã lưu trữ đầy đủ thông tin của bạn.
Thời gian sở thuế xét duyệt và thanh toán từ 1,5 tháng – 3,5 tháng.
Lấy Nenkin lần 3
Để Lấy Nenkin lần 3 bạn cần có Giấy Gensen Choshu Hyo. Vậy đó là Giấy gì?
Khi lao động tại Nhật bản vào những tháng cuối của mỗi năm người lao động sẽ được cấp một tờ giấy nhỏ, Trên đó có ghi tên cty, địa chỉ cty, số tiền trả cho bạn và số tiền bị khấu trừ…. Đó là Gensen Choshu Hyo
Ngoài ra, bạn sẽ cần chuẩn bị thêm một số giấy tờ sau: thẻ ngoại kiều photo (đầy đủ 2 mặt), hộ khẩu photo (có công chứng), giấy chuyển tiền về Việt Nam, địa chỉ email (nếu có).
Sau khi đã hoàn thành đầy đủ các giấy tờ trên, bạn sẽ gửi bộ hồ sơ này đến các công ty dịch vụ lấy Nenkin để nhờ thực hiện thủ tục. Nếu không có trục trặc hay vấn đề gì phát sinh, bạn sẽ nhận được khoản tiền này trong vòng từ 3 đến 4 tháng.
Nên tự làm thủ tục hoàn thuế Nenkin hay sử dụng dịch vụ hoàn thuế Nenkin?
Sau khi lấy được tiền Nenkin lần 1 thành công, các bạn chuẩn bị thủ tục để lấy lại 20% thuế thu nhập còn lại của tổng Nenkin.
Đối với thủ tục đăng ký xin lại thuế thu nhập, cần phải đăng ký người quản lý thuế, nộp giấy đăng ký người quản lý thuế lên sở thuế có thẩm quyền, sau đó người đại diện quản lý thuế sẽ tiến hành khai báo để được hoàn lại thuế thu nhập.
Tuy nhiên, hiện nay cơ quan hưu trí Nhật Bản sẽ gửi đồng thời số tiền lương hưu được hoàn và thông báo số tiền được chi trả đến khách hàng, vì vậy việc gửi lại giấy thông báo số tiền chi trả cho người đại diện quản lý thuế là rất cần thiết.
HOÀN THUẾ – NENKIN HSB JAPAN nhận hỗ trợ tất cả các trường hợp sau:
– Đăng ký xin cả lương hưu nhận 1 lần và thuế thu nhập 20%
– Chỉ đăng ký xin lương hưu nhận 1 lần.
– Tự xin lại lương hưu nhận 1 lần, chỉ đăng ký xin hoàn thuế thu nhập 20%
Xin lương hưu nhận 1 lần sẽ được cố vấn lao động bảo hiểm xã hội đảm nhận, xin thuế thu nhập sẽ được cố vấn thuế đảm nhận.
Thuế thu nhập bị truy thu từ tiền lương hưu nói trên sẽ hết hiệu lực xin nếu quá 5 năm.
Các rủi ro khi khách hàng tự làm hoặc nhờ người không có giấy phép pháp lý làm thủ tục hoàn thuế Nenkin
– Hồ sơ có khả năng bị thất lạc
– Hồ sơ sai sót
– Bất đồng ngôn ngữ
– Chỉ lấy được lần 1, khả năng bị lừa lấy mất 20% còn lại rất cao
– Mất phí vận chuyển (400.000 VNĐ – 500.000 VNĐ)
– Khó giải quyết khi xảy ra vấn đề
Nên chọn Dịch vụ NENKIN – HOÀN THUẾ HSB? Vì sao?
– Hồ sơ được thụ lý bởi luật sư được cấp phép hành nghề của bộ lao động và bảo hiểm xã hội Nhật Bản.
– Trọn gói toàn bộ dịch vụ Nenkin 1 + 2
– Lần 1 miễn phí 100%
– Lần 2 chỉ 10-11%
– Cam kết không phát sinh phí
– Cam kết không thành công không lấy phí
– Không mất phí vận chuyển
– Cam kết bảo mật hồ sơ
– Cam kết gửi đầy đủ giấy tờ cho khách hàng đối chiếu số tiền
– Cung cấp dịch vụ ứng trước tiền lần 2
Chúng tôi đã giải quyết thành công hàng ngàn trường hợp đặc biệt như: mất sổ Nenkin, mất giấy lần 1, mất thẻ ngoại kiều, có 2 sổ Nenkin, trốn ra ngoài…
Trên đây là tất tần tật mọi thông tin bạn cần biết khi làm thủ tục hoàn thuế Nenkin. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Chúc bạn lấy được tiền Nenkin thành công và nhanh chóng!
Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ hoàn thuế, hãy liên hệ ngay với HSB JAPAN qua Hotline: 03-5937-2465 để được tư vấn và hỗ trợ một cách chi tiết nhất nhé!
THAY ĐỔI QUY ĐỊNH GIẢM TRỪ THUẾ NGƯỜI PHỤ THUỘC Ở NHẬT TỪ NĂM 2023
Việc giảm trừ thuế người phụ thuộc là 1 phương pháp tiết kiệm thuế đã quá quen thuộc với người lao động Việt Nam đang làm việc tại Nhật Bản mấy năm trở lại đây. Tuy nhiên, có lẽ do ngày càng có nhiều người tận dụng chế độ này mà Cục Thuế Nhật dần thắt chặt các quy định hơn.
Cụ thể từ năm 2023, quy định về miễn giảm thuế ở Nhật khi đăng ký người phụ thuộc sẽ có một số thay đổi quan trọng. Đó là những thay đổi gì? Hãy cùng HSB JAPAN tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Từ năm 2023 trở đi, về cơ bản bạn sẽ không thể đăng ký người phụ thuộc (ở Việt Nam) trong độ tuổi từ 30-69 tuổi để xin miễn giảm thuế nữa, trừ khi những người này thỏa mãn 1 trong 3 điều kiện sau:
– Đang đi du học
– Là người tàn tật
– Nhận được số tiền phụ cấp trên 38 man/năm từ bạn (có giấy tờ chuyển tiền qua ngân hàng)
Như vậy, với các bạn kê khai bố hoặc mẹ vào danh sách phụ thuộc và nếu bố mẹ chưa tới 70 tuổi thì cần có giấy tờ chứng minh đã chuyển cho bố mẹ trên 38 man/năm/người. Có nghĩa là nếu bạn kê khai cả bố và mẹ là người phụ thuộc thì cần chuyển tổng cộng 76 man/năm.
Các bạn mà bố mẹ đã trên 70 tuổi thì ko bị ràng buộc bởi quy định về số tiền chuyển về này. Đây là quy định dự kiến áp dụng cho phần thuế của năm 2023. Do đó, năm 2021 và 2022, quy định giảm trừ thuế người phụ thuộc vẫn sẽ theo các tiêu chuẩn cũ nhé.
Giấy tờ cần chuẩn bị để xin miễn giảm thuế bằng cách đăng ký người phụ thuộc vẫn giữ nguyên như quy định cũ. Bạn cần chuẩn bị:
– Giấy 源泉徴収票 của năm trước.
– Hóa đơn chuyển tiền của ngân hàng cho người thân của năm xin giảm trừ thuế người phụ thuộc (mỗi một người phụ thuộc tối thiểu 1 hóa đơn).
– Bản sao sổ hộ khẩu có tên bạn và những thành viên có tên trong bảng kê khai quan hệ thân nhân.
– Bản sao CMND của bạn và các thành viên có tên trong bảng kê khai quan hệ thân nhân.
Nhìn chung, quy định mới có thể tóm gọn rằng, để xin giảm trừ thuế người phụ thuộc trong độ tuổi từ 30 – 69 ở Việt Nam từ năm 2023 trở đi; bạn cần chứng minh có gửi trên 38 man/người/năm về nhà cho người thân. Hy vọng, bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Chúc bạn sẽ làm hoàn thuế thành công và tiết kiệm được chi phí khi sống ở Nhật.
Nếu bạn muốn đăng ký người phụ thuộc và làm thủ tục hoàn thuế nhưng không biết phải thực hiện thế nào, hãy liên hệ ngay với Dịch vụ hoàn thuế ở Nhật của HSB JAPAN. Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm của chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ bạn một cách tận tình nhất.
MẸO TIẾT KIỆM CHI PHÍ SINH HOẠT TẠI NHẬT CHO THỰC TẬP SINH – PHẦN 2
Tiết kiệm chi phí sinh hoạt tại Nhật là vô cùng cần thiết đối với cuộc sống xa nhà của các thực tập sinh; đặc biệt là đối với những bạn vừa sang Nhật và chưa có thu nhập ổn định. Để tiếp nối với phần 1, phần 2 này HSB JAPAN sẽ chia sẻ thêm đến các bạn một số mẹo tiết kiệm chi phí cực hiệu quả. Xem ngay nhé!
Tận dụng thẻ tích điểm để tiết kiệm chi phí sinh hoạt tại Nhật
Ở Nhật, bất kể bạn đi mua đồ hay sử dụng dịch vụ nào đó, bạn cũng đều sẽ nhận được thẻ tích điểm khi thanh toán. Bạn có thể tích lũy số tiền này dần dần (1 điểm tương ứng với một yên) và sử dụng để giảm giá hoặc thanh toán trong các lần mua hàng sau.
Ngoài ra bạn còn có thể sử dụng cách này khi mua hàng online. Chẳng hạn như các dịch vụ mua sắm của Rakuten, Yahoo!Shopping, LOHACO đều có thể sử dụng thẻ tích điểm vô cùng tiện lợi.
Đây là cách tiết kiệm chi phí sinh hoạt tại Nhật khá hiệu quả. Tuy số tiền tích điểm không lớn, nhưng mà tích tiểu thành đại phải không nào.
Bạn nên chủ động nấu ăn và chuẩn bị thức ăn tại nhà và mang theo khi đi làm, đi học. Chi phí ăn uống bên ngoài ở Nhật là khá tốn kém với thu nhập của một thực tập sinh. Điều này sẽ giúp bạn vừa tiết kiệm chi phí vừa có thể tự nấu được những món ăn phù hợp với khẩu vị của bản thân.
Cơm văn phòng Bento cũng là một nét văn hóa đặc trưng ở Nhật. Thay vì ra ngoài ăn vào giờ nghỉ trưa, bạn có thể nấu dư một ít vào tối hôm trước và chuẩn bị cho phần cơm trưa ngày hôm sau. Khi đó vào giờ trưa bạn có thể ăn cơm tại nơi làm việc và danh thời gian còn lại để nghỉ ngơi lấy sức để tiếp tục công việc vào buổi chiều.
Tiết kiệm chi phí nước uống
Chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy mua nước ở Combini hay các cây bán hàng tự động rất là tiện lợi. Tuy nhiên, giá thành ở những nơi này rơi vào khoảng 140 yên đến 160 yên; cao hơn khá nhiều so với khi bạn mua ở siêu thị (khoảng 80 yên đến 95 yên). Mẹo tiết kiệm chi phí tại Nhật ở đây là bạn nên sắm một chai nước; chuẩn bị sẵn nước uống và mang theo bên mình mỗi khi đi học, đi làm.
Ngoài ra, các siêu thị ở Nhật đều có cung cấp nước sạch. Bạn chỉ cần mua 1 bình đựng nước chuyên dụng ở siêu thị và hàng ngày có thể đến lấy nước về dùng hoàn toàn miễn phí.
Nếu bạn có mua hàng và làm thẻ ở chuỗi hệ thống Aeon, bạn có thể sử dụng tấm thẻ này để lấy nước sách miễn phí. Một ngày có thể lấy được tối đa 2 lần.
Thuế cư trú ở Nhật cũng là một khoản thuế mà bạn có thể xin hoàn lại để tiết kiệm chi phí
Tiết kiệm chi phí sinh hoạt tại Nhật bằng cách mua sắm online
Mua hàng online trên Amazon là cách tiết kiệm nhất nếu như bạn cần mua những vật dụng nhu yếu phẩm sử dụng hàng ngày như dầu gội, sữa tắm, bột giặt, kem đánh răng… Trên Amazon thường có rất nhiều chương trình giảm giá và chính sách ưu đãi cho khách hàng. Bạn hãy canh những đợt khuyến mãi này mà mua hàng để có giá tốt nhất nhé.
Trên đây là những mẹo tiết kiệm chi phí sinh hoạt tại Nhật vô cùng hiệu quả; các bạn nên lưu lại và áp dụng trong cuộc sống hàng ngày của minh nhé. Hy vọng qua phần 1 và phần 2, các bạn thực tập sinh Nhật sẽ có thể đưa ra những phương án và kế hoạch cân đối chi tiêu hàng tháng sao cho phù hợp và tiết kiệm nhất.
Ngoài tiết kiệm chi phí sinh hoạt, bạn cũng có thể tiết kiệm chi phí bằng cách làm hoàn thuế ở Nhật. Hãy liên hệ ngay với Dịch vụ Hoàn thuế chuyên nghiệp của HSB JAPAN để được tư vấn và hỗ trợ mọi thủ tục hoàn thuế một cách tận tình và nhanh chóng nhất!
LÀM THÊM GIỜ TẠI NHẬT ĐƯỢC QUY ĐỊNH TRONG LUẬT LAO ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?
Quy định về việc làm thêm giờ tại Nhật là một trong những yếu tố mà tất cả các thực tập sinh cần lưu ý khi đi xuất khẩu lao động. Theo Bộ luật Lao động Nhật Bản, thời gian và cách tính lương của giờ làm thêm khác với giờ làm chính thức thông thường. Do đó, các bạn thực tập sinh cần hiểu và nắm rõ các quy định này để đảm bảo quyền lợi của bản thân cũng như tránh vi phạm pháp luật.
Quy định về thời gian làm việc với thực tập sinh nước ngoài ở Nhật
Theo Bộ luật Lao động Nhật Bản, thời gian làm việc của người lao động được chia làm 2 loại : thời gian lao động Pháp định và thời gian lao động Sở định.
Thời gian lao động Pháp định
Thời gian lao động pháp định hay còn gọi là thời gian lao động cơ bản; là số giờ làm việc thông thường; được quy định là 8 tiếng/ngày và 40 tiếng/tuần. Nếu làm việc theo tuần thì không quá 10 tiếng/ngày và không quá 40 tiếng/tuần. Tùy theo mỗi công ty, số ngày và giờ nghỉ trong tuần có thể thay đổi linh động sao cho phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh. Số giờ làm việc định mức trong năm của người lao động là tối đa 2087 giờ.
Theo quy định làm thêm giờ tại Nhật, số giờ làm thêm không được vượt quá 50% số giờ làm việc cơ bản; đồng nghĩa là một ngày người lao động không được làm quá 12 tiếng bao gồm cả giờ tăng ca.
Thời gian lao động Sở định
Đây là thời gian lao động quy định trong hợp đồng lao động được ký kết giữa người lao động và công ty hay người sử dụng lao động. Thời gian lao động Sở định có thể thay đổi thời gian làm việc các ngày làm việc trong tuần hoặc trong tháng sao cho phù hợp với mục đích và tính chất công việc của công ty. Tuy nhiên, số giờ làm việc vẫn phải theo giới hạn của thời gian lao động Pháp định. Nếu người lao động làm việc vượt quá thời gian làm việc Sở định vẫn sẽ tính là làm thêm giờ tại Nhật.
Như đã đề cập ở trên, thời gian làm thêm hay tăng ca sẽ được tính từ khi số giờ làm việc của người lao động vượt quá thời gian làm việc theo quy định. Thời gian làm thêm giờ tại Nhật cũng sẽ được chia làm 2 loại: làm thêm trong thời gian lao động pháp định và làm thêm ngoài thời gian lao động pháp định. Công ty sẽ căn cứ vào 2 loại này mà đưa ra cách tính lương làm thêm giờ tại Nhật phù hợp cho thực tập sinh.
Làm thêm giờ trong thời gian lao động Pháp định
Với trường hợp này, nếu người lao động làm việc quá thời gian lao động Sở định theo hợp đồng nhưng không vượt quá thời gian lao động Pháp định; thời gian làm thêm giờ này được gọi là làm thêm giờ trong thời gian lao động Pháp định.
Khi đó, công ty chỉ cần trả lương cho người lao động với mức lương cơ bản theo hợp động lao động đã ký là đủ.
Làm thêm giờ ngoài thời gian lao động Pháp định
Nếu thời gian làm việc của người lao động vượt quá thời gian lao động Pháp định, khoảng thời gian làm thêm giờ tại Nhật này sẽ được tính là làm thêm giờ ngoài thời gian lao động Pháp định.
Khi đó, ngoài tiền lương cơ bản, công ty phải trả cho người lao động thêm một khoản tiền lương làm thêm giờ. Khoản tiền này được tính theo một tỷ lệ nhất định dựa trên lương cơ bản.
Cách tính lương làm thêm giờ tại Nhật
Tùy theo từng công ty mà có những cách tính lương làm thêm giờ khác nhau. Nhưng nhìn chung, cách tính cơ bản được quy định như sau:
– Thời gian làm thêm sau 8 tiếng thông thường: tăng 25% lương cơ bản.
– Thời gian làm thêm rơi vào từ 10 giờ đến 5 giờ sáng ngày hôm sau: tăng 50% lương cơ bản.
– Làm việc vào ngày nghỉ, lễ: tăng 35% lương cơ bản.
Với các bạn thực tập sinh làm việc và nhận lương theo tháng thì cách tính lương làm thêm giờ tại Nhật có hơi phức tạp hơn một chút. Lý do là vì trong tiền lương hàng tháng còn có các khoản phụ cấp. Vì vậy, để tính lương tăng ca, trước hết bạn hãy trừ tất cả các khoản phụ cấp; sau đó lấy kết quả đó chia cho số giờ làm việc cơ bản để ra mức lương theo giờ và tính lương làm thêm theo mức lương vừa tính được.
Người lao động được làm thêm tối đa bao nhiêu giờ?
Luật lao động Nhật Bản quy định số giờ thực tập sinh nước ngoài được phép làm thêm theo từng khoản thời gian như sau:
– 1 tuần : 15 giờ
– 2 tuần : 27 giờ
– 4 tuần : 43 giờ
– 1 tháng : 45 giờ
– 2 tháng : 81 giờ
– 3 tháng : 120 giờ
– 1 năm : 360 giờ
Đây là những quy định và cách tính lương làm thêm giờ tại Nhật mà mọi thực tập sinh đều phải biết để bảo vệ quyền lợi cho bản thân và tuân thủ theo đúng luật pháp của Nhật Bản. Chúc bạn có những trải nghiệm quý giá và thú vụ trong thời gian sống và làm việc ở Nhật.
Là thực tập sinh nước ngoài nhưng hàng tháng vẫn phải đóng những khoản thuế không nhỏ ở Nhật. Tuy nhiên, đừng lo lắng vì bạn có thể xin hoàn và miễn giảm những khoản thuế này. Hãy liên hệ ngay với Dịch vụ hoàn thuế ở Nhật của HSB JAPAN để được tư vấn và hướng dẫn một cách chi tiết nhất nhé!
5 PHÚT NẮM NGAY CÁCH ĐỌC VÀ CÁCH TÍNH BẢNG LƯƠNG NHẬT BẢN
Bảng lương Nhật Bản là tờ giấy thực tập sinh sẽ nhận được mỗi tháng trước khi nhận lương. Trên bảng lương sẽ thể hiện đầy đủ các các thông tin như tiền lương, khoản khấu trừ bảo hiểm, thuế… của thực tập sinh.
Vì có quá nhiều thuật ngữ chuyên môn, do đó không phải thực tập sinh nước ngoài nào cũng biết cách đọc và hiểu hết những nội dung trên bảng lương này. Tuy nhiên, đây là những thông tin quan trọng mà bạn cần phải nắm rõ. Vì vậy nếu chưa biết cách đọc bảng lương Nhật Bản thì hãy tìm hiểu ngay qua bài viết này nhé!
Nội dung bảng lương Nhật Bản thể hiện những gì?
Tương tự như khi làm việc ở Việt Nam, vào cuối tháng, thực tập sinh Nhật sẽ được nhận bảng lương chi tiết và số tiền thực lãnh của mình. Bảng lương Nhật Bản sẽ bao gồm 3 nội dung chính sau.
– Số tiền công ty trả
– Số tiền người lao động bị khấu trừ
– Số ngày làm việc và ngày nghỉ
Ở mỗi mục sẽ thể hiện chi tiết về những khoản mà thực tập sinh được nhận hay bị trừ.
Tác dụng của bảng lương
Nhờ có bảng lương, người lao động có thể hiểu rõ ràng và chi tiết số tiền lương mình được nhận; kèm theo những vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc. Qua đó, người lao động có thể đối chiếu và kiểm tra tiền lương của mình có nhận hoặc bị trừ đúng và đủ hay không. Ngoài ra, đây cũng được xem như là một thước đo để đánh giá ý thức và thái độ làm việc của mỗi thực tập sinh trong suốt thời gian tu nghiệp tại Nhật.
Cách tính bảng lương Nhật Bản
Cách tính lương ở Nhật khá đơn giản. Hầu hết các công ty Nhật đều lấy số tiền lương người lao động có thể nhận trừ đi những khoản cần trừ để ra được số lương thực nhận.
Kết quả cuối cùng sau khi trừ tất cả các khoản trên chính là số tiền lương thực tế thực tập sinh được nhận.
Những từ trên bảng lương Nhật Bản thực tập sinh cần biết
4 mục cơ bản trong bảng lương
– 「勤怠」(きんたい): Các thông tin chi tiết về số ngày , giờ làm việc…
– 「支払」(しはらい) hay 支給 (しきゅう): Các khoản mà công ty chi trả cho bạn
– 「控除」(こうじょ): Các khoản bị khấu trừ
– 「差引支給額」(さしひきしきゅうがく): Tiền lương về tay sau khi khấu trừ
Một số từ vựng chuyên ngành khác
勤怠(きんたい): Chuyên cần
所定 (しょてい): Số ngày làm quy định trong tháng
出勤 (しゅっきん): Số ngày đi làm
休出 (きゅうしゅつ):Số ngày đi làm vào ngày nghỉ
欠勤 (けっきん): Số ngày nghỉ (ốm, có việc riêng, … )
遅刻時間 (ちこくじかん): Số giờ đi muộn
早退時間 (そうたいじかん): Số giờ về sớm
私用外出 (しようがいしゅつ): Số giờ ra ngoài trong giờ làm việc
年休 (ねん) hay 有休 (ゆうきゅう): Ngày nghỉ phép (có lương).
年休残 (ねんきゅうざん): Số ngày phép còn lại trong năm
病欠 (びょうけつ): Số ngày nghỉ do ốm đau
出勤時間 (しゅっきんじかん): Số giờ làm việc
残業時間 (ざんぎょうじかん): Số giờ làm thêm
深夜時間 (しんやじかん ): Số giờ làm đêm khuya
休日時間 (きゅうじつじかん): Số giờ làm vào ngày nghỉ
支払 (しはらい) hay 支給 (しきゅう): Các khoản công ty chi trả cho bạn
基本給 (きほんきゅう): Lương cơ bản
手当 (てあて): Trợ cấp
職務手当 (しょくむ): Tiền trợ cấp công việc (tùy vào vị trí công việc mà bạn đảm nhận sẽ nhận được số tiền trợ cấp khác nhau)
資格手当 (しかく): Trợ cấp bằng cấp
扶養手当 (ふよう): Trợ cấp người phụ thuộc
赴任手当 (ふにん): Trợ cấp cho việc đi công tác, làm việc ở chi nhánh khác hoặc công ty khách hàng
管理手当 (かんり): Trợ cấp quản lý
呼出手当 (よびだし): Trợ cấp khi công ty có việc gấp gọi bạn tới ngoài giờ làm việc
帰休 (ききゅう): Trợ cấp nghỉ nhận lương khoảng 60-80% khi công ty không có việc
昇給差額 (しょうきゅうさがく): Số tiền lương được tăng lên
住宅手当 (じゅうたく): Trợ cấp nhà ở
通勤手当 (つうきん): Trợ cấp đi lại
立替金 (たてかえきん): Tiền ứng trước
残業手当 (ざんぎょう): Trợ cấp làm thêm giờ
交替手当 (こうたい): Trợ cấp đổi ca
深夜手当 (しんや): Trợ cấp làm giờ khuya
控除 (こうじょ): Khấu trừ
不就業控除 (ふしゅうぎょ): Trừ lương khi nghỉ làm
健康保険料 (けんこうほけんりょう): Bảo hiểm y tế
厚生年金保険料 (こうせいねんきんほけん): Bảo hiểm lương hưu Nenkin
雇用保険料 (こようほけんりょう): Bảo hiểm thất nghiệp
所得税 (しょとくぜい): Thuế thu nhập
住民税 (じゅうみんぜい) hay 市区町村税: Thuế cư trú
Trên đây là cách đọc và cách tính bảng lương Nhật Bản mà mọi thực tập sinh nước ngoài đều phải biết. Đây là những thông tin vô cùng hữu ích và quan trọng; bạn hãy lưu lại và ghi nhớ thật kỹ đấy nhé!
Như đã đề cập ở trên, thuế cư trú và thuế thu nhập là 2 khoản thuế không nhỏ mà thực tập sinh sẽ bị trừ hàng tháng trong bảng lương. Tuy nhiên, vẫn có cách để hoàn và miễn giảm các loại thuế này. Hãy liên hệ ngay với Dịch vụ hoàn thuế ở Nhật của HSB JAPAN để được tư vấn và hướng dẫn một cách chi tiết nhất nhé!
TỔNG HỢP DANH SÁCH CÁC CỬA HÀNG BÁN NGUYÊN LIỆU NẤU ĐỒ ĂN VIỆT Ở NHẬT
Gần đây, số lượng người Việt sang Nhật ngày càng tăng. Do đó nhu cầu mua nguyên liệu nấu đồ ăn Việt ở Nhật cũng dần trở nên phổ biến.Thực tập sinh, du học sinh Việt ở Nhật thường tìm kiếm những nguyên liệu để nấu các món ăn Việt Nam để có thể gợi nhớ hương vị quê hương và khỏa lấp nỗi nhớ nhà nơi xa xứ.
Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng lớn này, số lượng cửa hàng bán nguyên liệu nấu đồ ăn Việt ở Nhật gia tăng một cách nhanh chóng; không những thế các mặt hàng còn vô cùng đa dạng và phong phú. Hiện nay, bạn có thể dễ dàng tìm thấy được các sản phẩm hải sản khô, đông lạnh hay giò chả; hoặc thậm chí các loại thực phẩm đặc trưng của Việt Nam như vải thiều, bánh chưng, bánh phở tươi… tại các cửa hàng ở Nhật.
Hãy lưu lại ngay danh sách các cửa hàng có bán nguyên liệu nấu món Việt ở Nhật sau đây nhé!
Khi mua sắm ở Nhật, các bạn cũng cần lưu ý đến thuế tiêu dùng ở Nhật cho từng loại mặt hàng
Cửa hàng bán nguyên liệu nấu đồ ăn Việt tại Tokyo
Cửa hàng Donkihote ở Shin Okubo
Đây là một hệ thống siêu thị giá rẻ ở Nhật khá nổi tiếng. Thế nhưng vì Shin Okubo là nơi có nhiều người nước ngoài, đặc biệt là Châu Á sinh sống. Do đó, cửa hàng Donkihote tại nơi đây có những mặt hàng đặc biệt. Chỉ cần xuống tầng hầm là bạn có thể tìm thấy rất nhiều các loại thực phẩm và bánh trái của Việt Nam; và cả của các nước trong khu vực Châu Á.
– Địa chỉ: 169-0073 Tokyo-to, Shinjuku-ku, Hyakunin-cho 2-17-1
– Điện thoại: 0570-089-311
– FAX: 03-5332-6922
– Thời gian mở cửa: Mở cửa 24/24 không có ngày nghỉ định kỳ
Linkers Halal Mart
Tuy là cửa hàng của người Nepal nhưng tại đây là có bán rất nhiều nguyên liệu nấu đồ ăn Việt. Không những thế, giá cả lại vô cùng phải chăng.
– Địa chỉ: 169-0073 Tokyo-to, Shinjuku-ku, Hyakunin-cho 2-20-1
Là một cửa hàng Thái Lan nhưng Asia Super Store cũng có rất nhiều nguyên liệu nấu đồ ăn Việt Nam. Ngoài ra, thực phẩm ở cửa hàng này còn rất sạch sẽ, tươi ngon và phong phú.
Chợ Ameyoko Sentaa Biru nằm chính giữa khu Ameyoko ở Ueno, một trong những khu phố mua sắm nổi tiếng nhất Tokyo. Các nguyên liệu và thực phẩm tươi của Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia… được bày chặt cả lối đi tại đây.
– Địa chỉ: Tokyo-to, Taito-ku, Ueno 4-7-8
– Điện thoại: 03-3831-0069 (Nghiệp đoàn Ameyoko Sentaa Biru)
Không những bạn có thể tìm thấy các món ăn Việt Nam như giò lụa, chả cá… mà bạn còn có thể tận hưởng không khí như ở Việt Nam với các dãy hàng quán đồ ăn Việt, bánh mì… tại đây.
Cửa hàng bán nguyên liệu nấu đồ ăn Việt ở Nhật này mở cửa quanh năm và không có ngày nghỉ. Bên trong được bày trí như một cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam. Tại đây bạn có thể mua được các loại nước mắm, nước sốt đóng chai, thực phẩm khô và cả gói mì hảo hảo mà nhiều người ưa thích.
Cửa hàng bán nguyên liệu nấu đồ ăn Việt tại Kanagawa
Trung Tâm Quán
Cửa hàng này có bán các loại nguyên liệu nấu đồ ăn Việt của cả 3 miền Bắc, Trung và Nam Bộ. Có rất nhiều các loại thực phẩm từ nhiều loại rau thơm vô cùng phong phú đến các loại cá nước ngọt đông lạnh và thịt ếch…
– Địa chỉ: Kanagawa-ken, Yokohama-shi, Kanagawa-ku, Tan-machi 2-14-1-203
– Điện thoại: 080-4380-9333; 070-1319-1196
– Facebook: www.facebook.com/TRUNGTAMYOKOHAMA
– Thời gian mở cửa: 14:00 ~ 21:00
Cửa hàng Thanh hà
Tại đây có bán rất nhiều các loại gia vị. Không những thế giữa cửa hàng còn có một chiếc bàn để khách hàng có thể thưởng thức món ăn Việt Nam ngay tại chỗ.
– Địa chỉ: 245-0018 Kanagawa-ken, Yokohama-shi, Izumi-ku, Kami iida-cho 3050
– Điện thoại: 045-803-2597
– Thời gian mở cửa: 10:00 ~ 20:30
SYVANTHO ASIA FOODS
Đây là một cửa hàng thực phẩm Châu Á theo phong cách Campuchia nhưng vấn có ab1n rất nhiều nguyên liệu nấu đồ ăn Việt, Trung Quốc, Thái Lan. Các loại mì gói ở đây còn rất rẻ nữa.
– Địa chỉ: 332-0021 Saitama-ken, Kawaguchi-shi, Nishikawaguchi 1-4-17
– Điện thoại: 048-251-0664
– Thời gian mở cửa: 10:00 ~ 24:00
Trên đây là danh sách các cửa hàng có bán nguyên liệu nấu đồ ăn Việt ở Nhật. Các bạn thực tập sinh và du học sinh nếu có nhớ quê hương thì hãy đến những nơi đây mua thực phẩm Việt Nam để tìm lại hương vị thân quen và đỡ nhớ nhà nhé!
Thực tập sinh và du học sinh Nhật thường phải chật vật với những loại thuế đắt đỏ tại đất nước này. Để giảm bớt phần nào nỗi lo này, các bạn hãy liên hệ ngay với Dịch vụ hoàn thuế ở Nhật của HSB JAPAN để làm các thủ tục miễn giảm và hoàn thuế đi nào.
BẠN ĐÃ BIẾT GÌ VỀ ĐỢT ĐÓNG THUẾ THỊ DÂN THÁNG 6 NĂM 2021?
Tháng 6 hàng năm là thời điểm đóng thuế thị dân ở Nhật. Tất cả những ai dù là người Nhật hay người nước ngoài cũng đều có nghĩa vụ đóng loại thuế này khi sinh sống tại Nhật Bản.
Có một số thông tin về đợt đóng thuế thị dân tháng 6 mà các bạn thực tập sinh nước ngoài cần phải biết. Hãy cùng HSB JAPAN tìm hiểu những thông tin này qua bài viết bên dưới nhé!
– Thuế thị dân (住民税): Dựa vào tổng thu nhập của năm trước trên 103man và đóng cho thành phố mình sinh sống.
Cách tính thuế thị dân
Mỗi thành phố sẽ có cách tính cụ thể khác nhau; tuy nhiên về cơ các bạn có thể tính như sau:
Ví dụ tổng thu nhập 1 năm 250 man
250 man – 60 man (khoản khấu trừ bảo hiểm xã hội) = 190 man
190 man x 4% (tuỳ thành phố 12 tháng) = 6.333 JPY (Thuế thị dân cần đóng)
Những người không bị phát sinh nghĩa vụ đóng thuế thị dân
– Thu nhập năm trước không quá 103 man.
– Bạn có làm chế độ phụng dưỡng gia đình như: (gửi tiền về Việt Nam cho Bố , mẹ, anh, chị,cô ,dì , chú và bác…) qua các công ty chuyển tiền quốc tế.
Nếu bạn bị phát sinh thuế thị dân thì bạn vẫn xin lại được bằng việc cuối năm các bạn làm phụng dưỡng gia đình (gửi tiền về nhà).
– Nếu bạn là du học sinh hay kỹ sư đang chuyển việc thì được gửi giấy báo thuế (納付書) về chỗ ở, mình tự ra các cửa hàng tiện lợi konbini để thanh toán.
– Nếu bạn là thực tập sinh/kỹ sư đang làm việc tại công ty thì sẽ bị khấu trừ ngay vào tiền lương tháng 6 đến hết tháng 5 của năm tiếp theo.
Làm thế nào để không bị mất số tiền thuế thị dân 12- 15 man?
Như đã đề cập ở trên, để có thể xin miễn giảm thuế thị dân, bạn cần phải làm thủ tục đăng ký phụng dưỡng người thân gia đình.
Nhưng nếu do rào cản về ngôn ngữ và các thủ tục giấy tờ lằng nhằng đã làm khó bạn? Hãy để HSB JAPAN lo phần này cho bạn, bạn là chỉ cần cung cấp đầy đủ giấy tờ cần thiết cho chúng tôi sau đó chờ tiền về tài khoản.
Đôi nét về HSB JAPAN
Được thành lập vào tháng 9 năm 2009 tại Tokyo – Nhật Bản, HSB JAPAN là một công ty tư vấn đa ngành, hướng tới cộng đồng người ngoại quốc tại Nhật Bản. Chúng tôi cung cấp các các dịch tư vấn và hỗ trợ toàn diện về lấy tiền Nenkin, thủ tục hoàn thuế, chuyển tiền kiều hối, visa, bất động sản và đầu tư.
HSB JAPAN tự hào là một trong những đơn vị hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản lấy lại đủ số tiền Thuế thu nhập – Thuế cư trú – Tiền Nenkin đã đóng trong suốt thời gian sinh sống và làm việc ở Nhật ĐẦY ĐỦ – AN TOÀN – MINH BẠCH.
Đại diện phòng Thuế và Nenkin HSB JAPAN gồm ông Yutoku KUDO với hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc tại tập đoàn tài chính MIZHUHO, tập đoàn ALICO JAPAN. Ông đồng thời là một trong những ủy viên cố vấn thuế, thành viên hội liên đoàn luật sư quốc tế và là cố vấn luật, thuế cho các doanh nghiệp Nhật Bản tại Thái Lan, Philippines, Myanmar và Việt Nam.
Để hỗ trợ khách hàng toàn vẹn nhất, chúng tôi còn cung cấp cả dịch vụ Chuyển tiền City HSB, sẽ luôn đồng hành cùng quý khách trong suốt quá trình làm việc tại Nhật Bản. Giúp quý khách chuyển tiền về Việt Nam nhanh chóng và an toàn; cung cấp hóa đơn chuyển tiền làm miễn giảm thuế cuối năm.
Vì sao nên lựa chọn dịch vụ hoàn thuế của HSB JAPAN?
Với đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp và có trình độ chuyên môn cao, chúng tôi đã hỗ trợ hàng nghìn người nước ngoài với các dịch vụ toàn diện và đáng tin cậy để giải quyết những vấn đề của họ khi sinh sống, học tập và làm việc ở Nhật Bản một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
– Đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản.
– Thủ tục, hồ sơ được đối ứng đa ngôn ngữ.
– Dịch vụ đáng tin cậy, NHANH CHÓNG – RÕ RÀNG – MINH BẠCH. Giúp khách hàng tiết kiệm chi phí, công sức và thời gian. Khách hàng sẽ nhận tiền hoàn thuế một cách nhanh chóng và an toàn nhất.
– Cung cấp đầy đủ giấy tờ và chứng từ có ghi đầy đủ số tiền sẽ được nhận.
– Hỗ trợ tư vấn khách hàng mọi lúc, 24/7, kể cả các ngày lễ, Tết.
– Luôn nhận được sự hỗ trợ chu đáo và tận tâm nhất.
– Sự an toàn và bảo mật của khách hàng là ưu tiên hàng đầu.
– Không thành công sẽ không lấy phí.
– Tiếp cận công ty một cách dễ dàng. Hiện tại, chúng tôi có 2 văn phòng tại Tokyo và văn phòng đại diện tại Hà Nội (Việt Nam).
Trên đây là những gì bạn cần lưu ý và chuẩn bị cho đợt đóng thuế thị dân tháng 6 sắp tới. Để tránh mất tiền oan uổng, hãy liên hệ ngay với Dịch vụ hoàn thuế ở Nhật của HSB JAPAN để thực hiện các thủ tục xin miễn giảm thuế nhé!
HSB JAPAN tại Tokyo – Nhật Bản
Địa chỉ: 160-0023 東京都新宿区西新宿7-6-8 アイアイビル3F
Tel: 03-5937-2465
Fax: 03- 5937-2468
Văn phòng tại Hà Nội – Việt Nam
Địa chỉ: Số nhà 87A – Ngõ 254 – Phố Minh Khai – Quận Hoàng Mai – Hà Nội
Tel/Fax: 024-6670- 2797
THUẾ TIÊU DÙNG Ở NHẬT BẢN VÀ NHỮNG THÔNG TIN CẦN PHẢI BIẾT
Tuy không được đề cập nhiều nhưng thuế tiêu dùng ở Nhật là loại thuế mà bạn phải trả hàng ngày mỗi khi mua đồ ăn, thức uống, vật dụng tiêu dùng…
Vào ngày 1/10/2019, Nhật Bản đã có một đợt điều chỉnh thuế tiêu dùng; tăng lên 10% thay vì 8% như trước. Mục đích của việc tăng thuế là để đảm bảo các nguồn lực an sinh xã hội trong tương lai dài của Nhật Bản.
Tuy nhiên, đây không chỉ đơn giản là việc tăng thuế mà còn kèm theo nhiều quy định; với sự phân chia thuế suất tùy theo từng trường hợp khá phức tạp. Vậy đó là những gì và có ảnh hưởng thế nào với người tiêu dùng ở Nhật? Cùng tìm hiểu nhé!
Thuế cư trú ở Nhật là loại thuế vô cùng quan trọng, bất cứ ai sống trên lãnh thổ Nhật Bản cũng đều phải đóng
Thuế tiêu dùng ở Nhật tăng lên 10%
Từ trước đến nay, Nhật Bản đã trải qua 3 lần điều chỉnh thuế tiêu dùng. Lần đầu tiên áp dụng loại thuế này là vào tháng 4/1989 với mức thuế 3%. Sau đó vào tháng 4/1997 tăng lên 5% và tiếp tục lên 8% vào tháng 4/2014. Lần thay đổi gần nhất là vào tháng 10/2019; chính phủ đã tăng thuế tiêu dùng ở Nhật từ 8% lên 10%.
Không đơn thuần chỉ là tăng thuế mà đằng sau đó là cả một cơ cấu tương đối phức tạp. Chính phủ Nhật Bản vẫn áp dụng mức thuế 8% cho một số mặt hàng với lần tăng thuế này. Bên cạnh đó còn phân chia thành những hạng mục khác nhau cùng với những mức thuế khác nhau.
Thuế thu nhập cá nhân Nhật Bản cũng là loại thuế không nhỏ mà tất cả các thực tập sinh đều bắt buộc phải đóng khi làm việc ở Nhật
Thế nào là thuế suất giảm nhẹ?
Có thể hiểu thuế suất giảm nhẹ là việc giữ nguyên mức thuế 8%; không tăng lên 10% cho một số mặt hàng. Người Nhật cho rằng đây là một hình thức giảm thuế từ 10% xuống còn 8%; vì vậy họ gọi đây là thuế suất giảm nhẹ.
Những mặt hàng áp dụng thuế suất giảm nhẹ thường là những mặt hàng thiết yếu hàng ngày; được chia làm 2 nhóm:
– Nhóm 1: Các loại thực phẩm (không bao gồm rượu bia và khi ăn uống ở ngoài quán ăn, nhà hàng).
– Nhóm 2: Các loại báo được phát hành hơn 2 lần một tuần và được ký hợp đồng đặt mua định kỳ.
Nhóm 2 có lẽ không ảnh hưởng đến người nước ngoài ở Nhật. Tuy nhiên, với nhóm 1 thì có khá nhiều vấn đề liên quan.
Những mặt hàng được xếp vào nhóm thực phẩm
Mức thuế 8% sẽ tiếp tục được áp dụng cho các loại thực phẩm như gạo, rau, thịt, cá, các sản phẩm từ sữa, bánh mì, nước khoáng… Tuy rượu bia không phải là đối tượng được áp dụng thuế suất giảm nhẹ; nhưng rượu bia không cồn hoặc bánh kẹo có cồn vẫn sẽ được áp dụng. Bên cạnh đó, các loại thuốc và sản phẩm liên quan không thuộc diện được giảm thuế tiêu dùng ở Nhật; nhưng thực phẩm chức năng, thực phẩm làm đẹp vẫn được áp dụng mức thuế 8%.
Thuế tiêu dùng ở Nhật áp dụng cho việc ăn ngoài
Đây là một thông tin khá quan trọng mà bạn cần phải lưu ý. Trong trường hợp, bạn mua một hợp cơm tại cửa hàng tiện lợi và ăn nó bên ngoài cửa hàng; lúc này sẽ được xem là mua bán thực phẩm thông thường và thuế tiêu dùng được tính ở mức 8%. Tuy nhiên, nếu bạn mua và ăn hộp cơm đó tại cửa hàng; mức thuế này sẽ được tính với mức 10%.
Vì vậy nếu người mua hàng chưa quyết định được mang về hay ăn tại cửa hàng; hoặc nói rằng mang về nhưng lại ăn tại cửa hàng thì việc xác định mức thuế sẽ rất phức tạp.
Thông thường, với những cửa hàng và tiệm ăn ở Nhật không có bàn ghế ngồi lại; mặt hàng tại đây sẽ được xếp vào diện áp dụng thuế suất giảm. Ngược lại, các mặt hàng ở những cửa hàng có bàn ghế sẽ được tính là ăn ngoài và áp dụng mức thuế 10%.
Trường hợp với rạp chiếu phim, nếu bạn mua bắp và nước mang vào phòng chiếu phim thưởng thức; thuế được tính là 8%. Nhưng nếu bạn mua và dùng ngay gần tại quầy bán thị lại bị tính thuế tiêu dùng ở Nhật với mức 10%.
Mặt hàng thực phẩm kèm khuyến mãi được tính thuế thế nào?
Theo nguyên tắc, các sản phẩm thực phẩm có kèm khuyến mãi không được tính là mặt hàng được giảm thuế suất. Tuy nhiên, nếu thỏa mãn 2 điều kiện sau, mặt hàng đó vẫn sẽ được áp dụng thuế tiêu dùng ở Nhật mức 8%.
– Mặt hàng có giá chưa thuế dưới 1 vạn yên.
– Giá của mặt hàng thực phẩm chính chiếm 2/3 giá của mặt hàng đó có kèm khuyến mãi.
Ví dụ: Bạn mua trà và được khuyến mãi bộ ấm trà với giá tổng cộng 6000 yên. Trong đó, giá trà 4000 yên và giá bộ ấm là 2000 yên. Giá trà chiếm 2/3 giá tổng nên mặt hàng này sẽ được tính thuế suất giảm nhẹ ở mức 8%.
Quy định này sẽ gây khá nhiều khó khăn cho người tiêu dùng khi xác định mức giá và mặt hàng được giảm thuế suất. Vì vậy, trước khi mua, bạn hãy tìm hiểu qua mạng; hoặc hỏi nhân viên bán hàng để biết thông tin chi tiết.
Đây là những thông tin về thuế tiêu dùng và việc tăng thuế tiêu dùng ở Nhật lần gần nhất. Các ban thực tập sinh và du học sinh nước ngoài cần nắm các thông tin này để có thể tính toán và chi tiêu thế nào cho hợp lý và tiết kiệm nhất.
Thuế ở Nhật cũng là những khoản chi phí đắt đỏ. Vì vậy để tiết kiệm bạn nên làm các thủ tục hoàn và miễn giảm thuế. Hãy liên hệ với Dịch vụ hoàn thuế ở Nhật của HSB JAPAN để được tư vấn và thực hiện ngay nhé!
5 PHÚT NẮM NGAY CÁC NGÀY NGHỈ LỄ Ở NHẬT BẢN TRONG NĂM 2021
Bạn có biết có bao nhiêu ngày nghỉ lễ ở Nhật không? Đối với thực tập sinh và du học sinh nước ngoài, đây là những thời điểm, những cơ hội để giành thời gian nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí và đặc biệt hơn là tìm hiểu, khám phá văn hóa và đất nước Nhật Bản.
Vậy các ngày nghỉ lễ ở Nhật là những ngày nào? Hãy cùng HSB JAPAN tìm hiểu ngay trong bài viết này để có thể lên kế hoạch làm việc, học tập và vui chơi một cách hợp lý nhé!
Những ngày nghỉ lễ ở Nhật trong tháng 1
Vào tháng 1, Nhật Bản sẽ diễn ra 2 sự kiện lễ. Đó chính là Tết dương lịch (1/1) và Lễ thành nhân (13/1). Thông thường các công ty ở Nhật sẽ cho nhân viên nghỉ Tết ngày 1/1 và thêm cả ngày 2/1 và 3/1. Như vậy, trong tháng 4, các bạn có tổng cộng 4 ngày nghỉ lễ.
Các bạn sẽ được nghỉ 2 ngày lễ trong tháng 2 ở Nhật đó chính là ngày Lễ quốc khánh Nhật (11/2) và ngày sinh nhật của Nhật Hoàng (23/2).
Ngày nghỉ lễ trong tháng 3
Xuân phân (20/3) là ngày lễ duy nhất trong tháng 3 mà các bạn được nghỉ.
Lễ trong tháng 4 ở Nhật
Tương tự như tháng 3, tháng 4 ở Nhật cũng chỉ có một ngày lễ. Đó chính là sinh nhật của cố hoàng đế Chiêu Hòa vào ngày 29/4.
Những ngày nghỉ lễ ở Nhật trong tháng 5
Đây là tháng tập trung nhiều ngày lễ ở Nhật nhất. Có đến tận 3 ngày lễ lớn trong tháng 5. Đó là ngày hiến pháp (3/5), ngày cây xanh (4/5) và ngày trẻ em (5/5). Do đó, vào tháng 5, các bạn sẽ có một kỳ nghỉ kéo dài liên tục 3 ngày.
Trong tháng 7 này, có một ngày lễ mà các bạn sẽ được nghỉ đó chính là ngày của biển (20/7).
Ngày lễ trong tháng 8
Tháng 7 có ngày của biển thì tháng 8 lại có ngày của núi. Ngày nghỉ lễ ở Nhật này sẽ vào ngày 11/8 hàng năm.
Bên cạnh đó, trong tháng 8 còn có một dịp lễ gọi là lễ Obon. Tuy đây không phải là ngày lễ của quốc gia, nhưng các bạn thường cũng sẽ được nghỉ vài ngày đấy. Ngày lễ này vào 15/8 được gọi là Hachigatsu Bon (Bon tháng 8). Đây là ngày phổ biến và là ngày hội Obon lớn nhất ở Nhật được tổ chức tại cố đô Kyoto.
Ngoài ra, tùy vào địa phương lại có những thời điểm tổ chức lễ Obon khác nhau. Chẳng hạn như:
– Shichigatsu Bon (Bon tháng bảy), tổ chức vào ngày 15 tháng 7 dương lịch, ở các vùng như Tokyo, Yokohama và Tohoku.
– Kyu Bon (Bon cũ) tổ chức ngày 15 tháng 7 âm lịch ở các vùng phía Bắc Kanto, Chugoku, Shikoku và các đảo ở phía Tây Nam.
Các ngày nghỉ lễ ở Nhật tháng 9
Tháng 9 sẽ có 2 ngày lễ lớn. Đó là ngày kính lão (15/9) và ngày thu phân (22/9).
Ngày lễ trong tháng 10 ở Nhật
Ngày thể thao là ngày lễ duy Nhất trong tháng 10. Thông thường, hàng năm, ngày này sẽ vào ngày thứ 2 của tuần thứ 2 tháng 10.
Những ngày lễ trong tháng 11
Ngày văn hóa (3/11) và ngày cảm tạ lao động (23/11) là 2 ngày lễ lớn ở Nhật trong tháng 11.
Tháng 6 và tháng 12 ở Nhật
Đây là 2 tháng mà các bạn sẽ không có bất cứ ngày lễ nào để nghĩ ở Nhật. Khác với trước đây, từ khi chuyển qua thời đại Reiwa, tháng 12 đã không còn ngày nghỉ lễ mugn72 sinh Nhật của Nhật Hoàng vào 23/12 nữa.
Trên đây là tất tần tật các ngày nghỉ lễ ở Nhật hàng năm. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn lên kế hoạch cho công việc, học tập cũng như kế hoạch vui chơi, giải trí, du lịch một cách tốt nhất.
Ở Nhật, tiền thuế là những khoản chi phí đắt đỏ. Vì vậy, là thực tập sinh và du học sinh, bạn cần phải làm thủ tục hoàn và miễn giảm thuế để có thể tiết kiệm chi phí khi sống ở Nhật. Hãy liên hệ ngay với Dịch vụ hoàn thuế ở Nhật của HSB JAPAN để được hỗ trợ và thực hiện mọi thủ tục về thuế một cách an toàn, uy tín và nhanh chóng nhất nhé!
THỰC TẬP SINH VỀ NƯỚC TRƯỚC THỜI HẠN CÓ THỂ QUAY LẠI NHẬT LẦN 2?
Vấn đề thực tập sinh về nước trước thời hạn có quay lại Nhật được không được khá nhiều bạn quan tâm trong thời gian gần đây.
Hiện nay, ngày càng nhiều thực tập sinh khi kết thúc hợp đồng vẫn muốn tiếp tục quay lại Nhật lần 2 để làm việc. Tuy nhiên, vì một số lý do chủ quan hoặc khách quan, không ít trường hợp đã phải về nước trước thời hạn hợp đồng.
Chính vì lý do đó, qua bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu xem thực tập sinh có thể quay trở lại Nhật khi về nước trước thời hạn hay không nhé!
Những nguyên do thực tập sinh về nước trước thời hạn
Có khá nhiều lý do khiến thực tập sinh Nhật phải về nước trước khi hợp đồng kết thúc. Tuy nhiên có thể phân loại thành một số lý do chính sau đây.
Gia đình có việc gấp
Với một số trường hợp bất khả kháng như gia đình có tang… thì thực tập sinh bắt buộc phải về nước. Khi đó, bạn có thể xin công ty nghỉ phép một thời gian, thường là từ 7 đến 10 ngày.
Sự cố về sức khỏe
Trước khi sang Nhật làm việc, thực tập sinh đều phải kiểm tra sức khỏe rất kỹ. Tuy nhiên cũng không thể tránh khỏi các trường hợp phát sinh bệnh do chưa thích nghi với điều kiện môi trường và thời tiết mới; chẳng hạn như đau nhức xương khớp vào mùa lạnh… không thể tiếp tục công việc.
Vi phạm pháp luật Nhật Bản
Những hành vi như trộm cắp, đánh nhau, gây mất trật tự công cộng, bỏ trốn ra ngoài lao động bất hợp pháp… đều là vi phạm pháp luật; hậu quả bạn nhận sẽ là bị trục xuất khỏi Nhật Bản. Tất nhiên, bị trục xuất đồng nghĩa với việc bạn không còn bất cứ cơ hội nào để quay lại Nhật.
Công ty đang làm việc gặp trục trặc
Trường hợp thực tập sinh về nước trước thời hạn này khá hiếm, nhưng cũng không hẳn là không có. Lúc này công ty hoặc doanh nghiệp bạn đang làm việc gặp khó khăn và không thể tiếp tục thuê người lao động làm việc; khi đó bạn phải trở về nước.
Không phù hợp với công việc
Thông thường khi ứng tuyển đơn hàng đi Nhật, thực tập sinh sẽ được tư vấn đơn hàng phù hợp với nguyện vọng và khả năng của mình. Điều này nhằm giúp tăng khả năng đậu đơn hàng và có thể làm tốt được công việc đã chọn khi sang Nhật. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp thực tập sinh còn không nắm được ưu nhược điểm của bản thân, dẫn đến đi làm một đơn công việc không phù hợp. Chẳng hạn như:
– Bị viêm mũi dị ứng mà lại đi các đơn hàng làm ở các tỉnh phía Bắc nơi có khí hậu khá lạnh ở Nhật Bản; hoặc tham gia các đơn hàng trồng hoa, dễ gây kích ứng mũi bởi phấn hoa.
– Sợ độ cao nhưng lại làm những việc phải đứng trên giàn giáo, sơn nhà…
– Say tàu thuyền lại lựa chọn đơn hàng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
– Bị ra mồ hôi tay nhưng lại làm việc lắp ráp linh kiện điện tử.
Thực tập sinh về nước trước thời hạn có bị phạt không?
Tùy thuộc vào nguyên nhân về nước sớm thực tập sinh sẽ được xem xét và có những hình phạt phù hợp.
– Nguyên nhân khách quan: với những trường hợp khách quan như công ty đang làm việc gặp trục trặc…; đây không phải do lỗi của bạn. Theo quy định, bạn sẽ không bị phạt và được công ty cũng như bên đơn vị mô giới Việt Nam bồi thường một khoản phí môi giới đã thu của bạn.
– Nguyên nhân chủ quan: nếu thực tập sinh về nước trước thời hạn là do chủ ý thì bạn sẽ phải nộp phạt bồi thường hợp đồng. Số tiền nộp phạt sẽ tùy vào hợp đồng bạn đã ký ban đầu.
Điều kiện quay lại Nhật lần 2
– Thực tập sinh đi Nhật theo đơn hàng 3 năm. Với đơn hàng 1 năm, thực tập sinh sẽ không thể quay lại Nhật.
– Thực hiện đúng hợp đồng, về nước đúng thời hạn, có chứng nhận của Jitco.
– Không vi phạm pháp luật Nhật bản, không nợ tiền điện thoại, tiền thẻ tín dụng…
– Làm đúng công việc cũ, không được làm trái ngành.
– Đã về nước ít nhất 6 tháng.
– Không có bất kỳ tiền án tiền sự nào trong thời gian về Việt Nam.
Bạn không được bỏ qua những siêu thị giá rẻ ở Nhật để tiết kiệm sinh hoạt phí trang trải cuộc sống nhé.
Thực tập sinh về nước trước thời hạn có thể quay lại Nhật không?
Theo các điều kiện quay lại Nhật đã liệt kê ở trên, về nước trước khi kết thúc hợp đồng đã vi phạm điều thứ hai. Vì vậy câu trả lời là thực tập sinh về nước trước thời hạn không thể quay lại Nhật lần 2. Do đó, nếu có ý định quay lại Nhật thì bạn nên cân nhắc việc về nước trước hạn nhé.
Tuy nhiên vẫn có một số cách để quay trở lại Nhật khi lỡ về nước trước hạn. Trong số đó, cách tốt nhất chính là quay lại Nhật theo diện visa kỹ năng đặc định.
Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã có đáp án cho câu hỏi thực tập sinh về nước trước thời hạn có quay lại Nhật lần 2 được hay không rồi phải không nào. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có được những định hướng và quyết định đúng đắn cho kế hoạch làm việc và sinh sống ở Nhật. Chúc bạn thành công!
Đóng thuế là một việc bắt buộc bạn phải thực hiện khi sống ở Nhật nếu không muốn vi phạm pháp luật. Tuy nhiên tiền thuế là không hề nhỏ. Vì vậy bạn cần biết cách làm các thủ tục hoàn và miễn giảm thuế. Hãy liên hệ ngay với Dịch vụ hoàn thuế của HSB JAPAN để được tư vấn và hỗ trợ các vấn đề về thuế và thủ tục hoàn thuế ở Nhật nhé!
CẦN THAM GIA NHỮNG KỲ THI KỸ NĂNG ĐẶC ĐỊNH NÀO ĐỂ XIN VISA TOKUTEI?
Kỳ thi kỹ năng đặc định là gì? Thi như thế nào? Có khó không? Có bao nhiêu kỳ thi cần tham gia? Đây là những vấn đề mà người lao động thường thắc mắc khi có ý định xin visa Tokutei đi Nhật.
Từ khi chính phủ ban hành visa kỹ năng đặc định (Tokutei), có rất nhiều lao động nước ngoài quan tâm và mong muốn đi Nhật làm việc theo diện visa này vì những quyền lợi và cơ hội mà nó mang lại. Tuy nhiên để xin được loại visa này không hề đơn giản, bạn phải đáp ứng được một số yêu cầu đặc biệt; điển hình là vượt qua được các kỳ thi kiểm tra năng lực. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về những kỳ thi này qua bài viết sau đây nhé!
Kỳ thi này còn được gọi là kỳ thi đánh giá năng lực. Đây là kỳ thi để các doanh nghiệp đánh giá trình độ chuyên môn cùng như khả năng ngoại ngữ của người lao động muốn tham gia chương trình kỹ năng đặc định. Người lao động sẽ được xem xét có phù hợp và đạt yêu cầu theo quy định hay không sau khi thực hiện các bài thi này.
Sau khi đậu các kỳ thi và được tham gia các đơn hàng kỹ năng đặc định, người lao động sẽ nhận được nhiều đãi ngộ hấp dẫn, mức lương cao và cơ hội định cư ở Nhật.
Đối tượng được tham gia kỳ thi kỹ năng đặc định
– Trên 18 tuổi và không mang quốc tịch Nhật Bản.
– Sức khỏe tốt và đủ khả năng làm việc tại cơ quan, công ty theo ngành nghề đăng ký. Đặc biệt không mắc 1 trong 14 căn bệnh mà chính phủ Nhật cấm nhập cảnh.
– Đã vượt qua 2 kỳ thi đánh giá kỹ năng nghề và năng lực tiếng Nhật.
– Là du học sinh đang sinh sống ở Nhật hoặc thực tập sinh đã hoàn thành 3 năm chương trình thực tập sinh thông thường.
Đối tượng không được tham gia kỳ thi kỹ năng đặc định
– Du học sinh vi phạm quy định của nhà trương như: bỏ học, trốn học…; hoặc vi phạm pháp luật Nhật bản như: làm thêm quá giờ, bùng tiền dịch vụ, tiền nhà, gây gổ đánh nhau…
– Người lao động bỏ trốn ra ngoài làm việc bất hợp pháp.
– Lao động về nước trước thời hạn.
– Lao động cư trú ở Nhật với hình thức visa tị nạn.
– Lao động có tiền án tiền sự bị cấm nhập cảnh vào Nhật.
– Người đang ở Nhật theo tư cách lưu trú hoạt động đặc định hoặc kinh doanh quản lý.
– Người cư trú lâu dài hoặc từng có kinh nghiệm cư trú lâu dài tại Nhật Bản.
Khi mới sang Nhật làm thực tập sinh, có một số lưu ý giúp bạn nhanh chóng thích nghi với cuộc sống ở Nhật.
Các kỳ thi đánh giá năng lực cần tham gia để xin visa kỹ năng đặc định
Thông thường bạn sẽ cần làm 2 bài thi bao gồm kỳ thi đánh giá tay nghề và kỳ thi năng lực tiếng Nhật.
Kỳ thi đánh giá tay nghề
Với kỳ thi kỹ năng đặc định này, các bạn sẽ thi tuyển trực tiếp. Nội dung thi sẽ tùy thuộc vào ngành nghề và công việc bạn đăng ký. Có 14 ngành nghề được phép tuyển dụng lao động kỹ năng đặc định ở Nhật bao gồm:
1) Xây dựng(建築業)
2) Nghiệp vụ khách sạn(宿泊業)
3) Chăm sóc người già (Hộ lý.介護)
4) Vệ sinh tòa nhà(ビルクリーニング)
5) Dịch vụ ăn uống, nhà hàng(外食業)
6) Nông nghiệp(農業)
7) Ngư Nghiệp(漁業)
8) Chế biến thực phẩm(飲食料品製造業)
9) Công nghiệp chế tạo tàu biển(造船・船用工業)
10) Sửa chữa ô tô(自動車整備業)
11) Công việc liên quan nghiệp vụ trong sân bay(空港業)
12) Gia công nguyên liệu (素材産業)
13) Gia công cơ khí(産業機械製造業)
14) Cơ điện, điện tử(電子・電気機器関連産業)
Kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Nhật
Bạn có thể tham gia kỳ thi này tại nước sở tại và được lựa chọn 1 trong 2 kỳ thi sau:
– Kỳ thi JLPT: phải đạt chứng chỉ từ N4 trở lên.
– Kỳ thi JFT Basic: phải đạt chứng chỉ A2.
Với kỳ thi này, nhiều bạn thường hay thắc mắc là thi trượt thì có thể thi lại được không? Câu trả lời là HOÀN TOÀN CÓ THỂ. Bạn có thể đăng ký thi cho đến khi nào đạt chứng chỉ mong muốn thì thôi.
Đây là những kỳ thi kỹ năng đặc định bạn cần phải tham gia nếu muốn xin visa Tokutei đi Nhật. Các bạn hãy lưu ý những thông tin trên để chuẩn bị những kỹ năng và kiến thức cần thiết để hoàn thành và vượt qua các kỳ thi này một cách tốt nhất nhé!
Khi sang Nhật làm việc, dù là người nước ngoài nhưng bạn cũng phải đóng những loại thuế đắt đỏ. Vì vậy để tiết kiệm chi phí khi sống ở Nhật, hãy liên hệ ngay với Dịch vụ hoàn thuế ở Nhật của HSB JAPAN để được tư vấn và hỗ trợ làm các thủ tục hoàn thuế để có thể miễn giảm và lấy lại tiền thuế đã đóng một cách nhanh và đơn giản nhất.
MUA SẮM THỎA THÍCH VỚI NHỮNG THỜI ĐIỂM GIẢM GIÁ TRONG NĂM Ở NHẬT
Những thời điểm giảm giá trong năm ở Nhật là điều mà bất cứ tín đồ mua sắm ở Nhật cũng đều muốn biết; đặc biệt là với các bạn thực tập sinh và du học sinh có kinh tế eo hẹp.
Nhật Bản nổi tiếng là một thiên đường mua sắm, tuy nhiên giá cả ở đây lại không hề rẻ chút nào. Do đó, để tiết kiệm chi phí, bạn cần phải “săn sale” vào những dịp giảm giá ở Nhật. Khi đó, để có thể mua sắm thả ga mà không cần phải quá lo lắng về giá. Vậy những thời điểm đó là gì? Xem ngay nhé!
Tháng 1 và 2: Thời điểm giảm giá trong năm ở Nhật để mừng năm mới và mùa cuối đông
Dịp năm mới cũng là thời điểm kết thúc mùa đông, thời gian này là lúc thích hợp nhất để mua quần áo, giày dép mùa đông. Các sản phẩm này sẽ được xả hàng để chuyển sang các sản phẩm mùa xuân nên giảm giá rất mạnh. Bạn hoàn toàn có thể săn được nhiều đồ đẹp với giá rẻ hơn bình thường từ 10% lên đến 70%. Các cửa hàng thông thường sẽ mở cửa lại từ ngày mùng 2 và giảm giá rất nhiều mặt hàng; đồng thời sẽ bán thêm túi may mắn năm mới được gọi là Fukubukuro.
Nhiều người đã mua được rất nhiều quần áo len khá đẹp với giá 1500 – 3000 yên (so với giá trên 4000 yên thông thường) vào thời điểm giảm giá này. Thời gian này thời tiết thường vẫn lạnh, nên bạn không cần lo lắng vì mua nhiều quần áo ấm mà chưa có cơ hội diện ra đường đâu nhé.
Nếu là tín đồ mua sắm thì bạn nên làm ít nhất một thẻ tín dụng ở Nhật để thuận tiện hơn khi đi mua sắm
Cuối tháng 3 đến giữa tháng 4: Thời điểm giảm giá trong năm ở Nhật cho năm học và năm tài chính mới
Vào thời điểm này, các mặt hàng đồ gia dụng, nội thất, quần áo đi làm và dụng cụ học tập đều được giảm giá. Đặc biệt với những bạn chuyển nhà, bắt đầu năm học mới hay công việc mới thì đừng bỏ qua đợt giảm giá này.
Cuối tháng 4 và đầu tháng 5: Tuần lễ vàng (Golden week)
Ở Nhật, đây là một trong những kỳ nghỉ khá dài. Vì vậy, mọi người thường đi chơi và mua sắm trong thời gian này. Nhằm thu hút và tăng tính cạnh tranh, các cửa hàng thường đưa ra những chương trình khuyến mãi, giảm giá. Thời điểm giảm giá trong năm ở Nhật này chỉ diễn ra từ 1 đến 2 tuần để kích thích mua sắm; nếu bạn muốn mua gì vào thì gian này thì nên để ý và tranh thủ nhé.
Đầu tháng 7 đến cuối tháng 9: Thời điểm giảm giá mùa hè
Tương tự tháng 1 và 2, đây cũng là thời điểm giảm giá trong năm ở Nhật khá lớn; đặc biệt là tháng 8. Lúc này, các mặt hàng thời trang mùa hè được giảm giá rộng rãi khắp mọi nơi. Nếu bạn muốn mua quần áo, phụ kiện mùa hè, hãy chờ đến tháng 8.
Khi đến tháng 9, thời tiết đã chớm chuyển sang thu. Đây là lúc xả hàng sản phẩm mùa hè để chuẩn bị hàng hóa cho mùa thu. Tuy các trang phục mùa hè vào tháng 9 sẽ “đại hạ giá” nhưng mẫu mã sẽ không còn được phong phú và đẹp như ở tháng 8.
Tháng 12: Thời điểm giảm giá trong năm ở Nhật dịp cuối năm
Đây là đợt giảm giá lớn thứ 3 trong năm ở Nhật bản. Hàng loạt cửa hàng sẽ đồng loạt tung ra các chương trình khuyến mãi từ giữa tháng 12 đến giáng sinh. Các mặt hàng được giảm giá vô cùng đa dạng; từ thời trang, mỹ phẩm cho đến đồ gia dụng, nội thất…
Lúc này bạn chỉ cần đi dạo phố dịp giáng sinh thì đôi khi cũng có thể bắt gặp được những thứ hay ho với giá vô cùng hấp dẫn nữa đấy.
Đây là tất tần tật những thời điểm giảm giá trong năm ở Nhật. Các bạn du học sinh và thực tập sinh hãy tranh thủ và tận dụng những thời cơ này; vừa có thể tiết kiệm tiền vừa có thể thỏa mãn sở thích mua sắm của mình.
Để tiết kiệm chi phí ở Nhật thì làm hoàn thuế là một việc vô cùng cần thiết. Vì vậy, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với Dịch vụ hoàn thuế ở Nhật của HSB JAPAN đề thực hiện các thủ tục hoàn thuế nhé!
NHỮNG SIÊU THỊ GIÁ RẺ Ở NHẬT KHÔNG BIẾT THÌ THẬT ĐÁNG TIẾC
Chi phí sinh hoạt ở Nhật khá đắt đỏ, vì vậy biết được những siêu thị giá rẻ ở Nhật sẽ giúp các thực tập sinh và du học sinh hạn chế và giảm thiểu được các khoản chi phí này góp phần trang trải cuộc sống được tốt hơn.
Vậy có những chuỗi siêu thị giá rẻ nào ở Nhật mà mọi người nên mua sắm? Cùng tìm hiểu nhé!
Chuỗi siêu thị giá rẻ ở Nhật AEON
Đây là một chuỗi hệ thống siêu thị bán lẻ phân phối rất nhiều mặt hàng đa dạng. Đặc biệt có cả những sản phẩm của Việt Nam như nước mắm, mì tôm, phở, bia, thực phẩm khô, hoa quả… Các bạn thực tập sinh và du học sinh nếu nhớ nhà có thể đến đây và mua những sản phẩm này để tìm lại những hương vị quê hương nhé.
Bên trong siêu thị AEON còn có cửa hàng 100 yên với rất nhiều đồ, cửa hàng ăn nhanh, shop quần áo cùng nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Thông thường vào thứ 3 hàng tuần, giá thực phẩm sẽ được giảm một nửa so với ngày thường. Ngoài ra, các sản phẩm có dán chữ đỏ thường sẽ được giảm giá vào chiều tối mỗi ngày.
Ngoài việc lựa chọn các siêu thị già rẻ, còn có những bí quyết khác giúp bạn tiết kiệm chi phí sinh hoạt ở Nhật.
Gyomu – Siêu thị rẻ nhất
Hệ thống siêu thị Gyomu có giá cả rất hợp lý và còn rẻ hơn những siêu thị giá rẻ ở Nhật khác. Siêu thị này cũng có đầy đủ các mặt hàng từ các nước Châu Á như Việt Nam, Thái Lan, Hàn Quốc… Với những ai là tín đồ của thịt thì hãy đến siêu thị Gyomu nhé; thịt gà, lợn, cá ở đây có giá cả vô cùng phải chăng đấy. Siêu thị này thường sẽ có các chương trình khuyến mãi giảm từ 20% đến 30% giá thực phẩm trong ngày vào cuối tháng.
Siêu thị giá rẻ ở Nhật – LIFE
LIFE là siêu thị luôn hướng đến việc bán hàng tươi ngon. Do đó thông thường sau 7 giờ tối sẽ có nhiều mặt hàng thực phẩm được giảm giá lên đến 50%. Vào thứ 4 hàng tuần, siêu thị sẽ có chương trình giảm giá sản phẩm từ 50% – 60%. Ngoài ra, tầng 1 siêu thị có bán quần áo, tầng 2 bán đồ dùng gia đình và các mặt hàng này cũng giảm giá theo mùa. Vì vậy nếu chăm chỉ săn sale, bạn sẽ mua được khá nhiều đồ tốt giá rẻ đấy.
Siêu thị Itoyokado
Tại đây, các mặt hàng quần áo thường được giảm giá rất nhiều, có khi lên đến 90%. Sản phẩm ở đây sẽ được giảm giá theo mùa; chẳng hạn như cuối vụ hè xả hàng vào tháng 9, cuối vụ đông xả hàng vào tháng 3 hoặc 4. Vào thứ 5 hàng tuần, thực phẩm tại Itoyokado cũng sẽ được giảm giá; tuy nhiên siêu thị này lại không bán đồ Việt Nam.
Siêu thị giá rẻ ở Nhật Donkihote
Đồ gia dụng là đặc trưng ở Donkihote. Bạn có thể mua các sản phẩm như dầu gội, sữa tắm, bột giặt… với giá khá rẻ tại đây. Ngoài ra, ở siêu thị này vào chủ nhật, thường sẽ có những chương trình khuyến mãi cho các sản phẩm như quần áo, đồ điện tử… Tuy nhiên, tùy khu vực và mặt hàng, ngày giảm giá có thể thay đổi khác nhau.
Khi sống ở Nhật dù là người nước ngoài, chắc chắn bạn cũng phải đóng thuế cư trú ở Nhật.
Siêu thị Tamade
Tuy siêu thị Tamade hơi cũ, nhưng vào thứ 2 hàng tuần sẽ có những chương trình giảm giá rất nhiều. Sản phẩm vừa rẻ chất lượng lại tốt thì tại sao lại không đến mua đúng không nào.
Chợ Hàn Quốc
Đây là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho những ai ở Osaka. Chợ Hàn Quốc tại đây có bán đủ thứ mà giá lại vô cùng “mềm” nữa nhé.
Đây là những siêu thị giá rẻ ở Nhật mà bất cứ ai sống tại xứ sở hoa anh đào cũng cần phải biết. Các bạn thực tập sinh và du học sinh có kinh tế eo hẹp hãy lưu lại những thông tin này để có thể cân đối chi tiêu và trang trải cuộc sống một cách tốt nhất.
Thuế là một khoản chi phí khá lớn với thực tập sinh và du học sinh nước ngoài ở Nhật. Vì vậy hãy liên hệ ngay với Dịch vụ hoàn thuế – HSB JAPAN để thực hiện ngay các thủ tục hoàn thuế để tiết kiệm và giảm thiểu chi phí nhé!
4 LÝ DO THỰC TẬP SINH NÊN ĐI NHẬT THEO DIỆN VISA KỸ NĂNG ĐẶC ĐỊNH
Hiện nay, các chương trình đi xuất khẩu lao động Nhật theo diện visa kỹ năng đặc định đang được rất nhiều người quan tâm. Khác với visa lao động thông thường, loại visa này mang lại rất nhiều quyền lợi và lợi ích cho người lao động; đặc biệt là với những ai có ý định làm việc ở Nhật lâu dài hoặc định cư. Vậy những ưu điểm có loại visa này là gì? Vì sao thực tập sinh nên đi Nhật theo diện này? Hãy cùng HSB JAPAN tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Để tham gia các chương trình thực tập sinh Nhật Bản, có một số khoản chi phí đi Nhật bạn cần chuẩn bị
Visa kỹ năng đặc định là gì?
Đây có thể được xem là một dạng “nâng cấp” của visa thực tập sinh thông thường. Loại visa này cho phép người lao động có thể làm việc ở Nhật trong thời gian dài hơn. Không những thế, bạn còn có thể bảo lãnh người thân và gia đình sang sống cùng trong thời gian làm việc.
Các loại visa kỹ năng đặc định
– Loại 1: Có thời gian làm việc là 5 năm ở Nhật và không được bảo lãnh người thân
– Loại 2: Có thể xin được visa vĩnh trú, định cư ở Nhật và được quyền bảo lãnh người thân sang Nhật.
Những ngành nghề xuất khẩu lao động Nhật theo diện visa kỹ năng đặc định
– Nhóm ngành xây dựng: kiến trúc, nghề mộc, giàn giáo, xây dựng dân dụng ngoài khơi, thi công hệ thống nước, phun vật liệu cách nhiệt, gia công kim loại tấm, giữ nhiệt và làm mát.
– Những nhóm ngành khác: điều dưỡng, ẩm thực nhà hàng, lau dọn tòa nhà, chế tạo nguyên liệu ẩm thực, khách sạn, nông nghiệp, chế tạo nguyên liệu, công nghiệp đóng tàu, ngư nghiệp, lắp ráp ô tô, chế tạo máy, điện – điện tử, hàng không.
Điều kiện đi Nhật theo diện visa kỹ năng đặc định
Để có thể làm việc ở Nhật theo diện visa này, bạn cần phải thỏa một số điều kiện sau:
– Từ 18 tuổi trở lên
– Đã hoàn thành 3 năm chương trình thực tập sinh tu nghiệp, thực tập sinh quay lại Nhật hoặc thực tập sinh gia hạn đơn hàng xây dựng.
– Hoàn thành khóa học tiếng Nhật tại trường Nhật ngữ.
– Đỗ kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Nhật.
– Thông qua kỳ thi kỹ năng đặc định đánh giá kiến thức chuyên môn, trình độ tay nghề và kinh nghiệm nghề nghiệp theo quy định.
Những lý do nên đi Nhật theo diện visa kỹ năng đặc định
Mức lương và chế độ đãi ngộ
Người lao động diện visa này sẽ có mức lương cao hơn so với thực tập sinh thông thường. Mức lương này sẽ ngang bằng hoặc thậm chí cao hơn mức lương cơ bản của lao động người Nhật trong cùng vị trí và lĩnh vực làm việc.
Ngoài ra, với diện visa này, bạn còn nhận được những chế độ đãi ngộ về bảo hiểm, chi phí đi lại, đào tạo theo quy định pháp luật Nhật Bản.
Thời hạn làm việc và lưu trú ở Nhật
Như đã đề cập ở trên, với visa loại 1 bạn có thể làm việc ở Nhật tối đa 5 năm (visa thực tập sinh thông thường chỉ tối đa 3 năm); và đối với loại 2 cũng là 5 năm nhưng không giới hạn số lần gia hạn.
Cơ hội bảo lãnh người thân và định cư ở Nhật
Đây là quyền lợi quan trọng mà người lao động quan tâm nhất. Bạn có thể đưa người thân và gia đình sang Nhật cùng sinh sống với minh trong thời gian làm việc theo diện visa kỹ năng đặc định loại 2; áp dụng cho vợ/chồng và con cái. Với diện visa này, người lao động nước ngoài nếu làm việc lâu dài ở Nhật có thể được xem xét và được cấp visa vĩnh trú để định cư ở Nhật.
Hồ sơ, thủ tục đơn giản và nhanh chóng
Visa thực tập sinh thông thường cần phải có đến 5 bên liên quan. Bao gồm: nghiệp đoàn của Nhật Bản, Công ty Nhật Bản tiếp nhận thực tập sinh, công ty xuất khẩu lao động Việt Nam, cơ quan hỗ trợ thực tập kỹ năng, người lao động.
Tuy nhiên visa kỹ năng đặc định chỉ cần có 2 bên tham gia hợp động lao động. Bao gồm: người lao động và công ty tiếp nhận người Nhật. Vì lý do đó, thủ tục và hồ sơ xin visa sẽ đơn giản hơn rất nhiều.
Không những thế, đơn hàng kỹ năng đặc định trong năm 2021 khá đa dạng, với nhiều ngành nghề hot, hấp dẫn cho bạn lựa chọn; chẳng hạn như cơ khí, chế biến thực phẩm, đơn khách sạn, lễ tân, xây dựng, …
Với những lý do hấp dẫn trên, chắc chắn bạn không thể bỏ qua diện visa kỹ năng đặc định khi có ý định sang Nhật làm việc rồi phải không nào. Hy vọng bài viết này đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Chúc bạn thành công!
Hoàn thuế là một việc quan trọng, giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền không nhỏ khi sống ở Nhật. Nếu bạn muốn làm thủ tục hoàn thuế nhưng không biết làm thế nào thì hãy liên hệ ngay với Dịch hoàn thuế ở Nhật – HSB JAPAN. Chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ giúp bạn làm mọi thủ tục và hoàn tiền một cách nhanh chóng nhất.
TOP 5 LÝ DO KHIẾN BẠN BỊ TỪ CHỐI CẤP THẺ TÍN DỤNG Ở NHẬT
Nhiều bạn thực tập sinh và du học sinh thắc mắc không biết vì sao bị từ chối cấp thẻ tín dụng ở Nhật. Thẻ tín dụng là một vật hữu ích và không thể thiếu. Tuy nhiên, việc đăng ký thẻ tín dụng không hề đơn giản. Hồ sơ đăng ký thẻ của bạn sẽ được ngân hàng xét duyệt; nếu đạt yêu ngân hàng mới chấp nhận cấp thẻ cho bạn. Thực tế, có một số nguyên nhân khiến bạn dễ dàng bị từ chối khi đăng ký thẻ tín dụng ở Nhật. Đó là những nguyên nhân gì? Cùng tìm hiểu nhé!
1. Đang sở hữu nhiều thẻ tín dụng
Khi bạn đang có hợp đồng với nhiều loại thẻ tín dụng hoặc các khoản vay, việc đăng ký mở thêm thẻ mới sẽ vô cùng khó khăn. Ngân hàng phát hành thẻ nhận định khi có quá nhiều thẻ tín dụng ở Nhật, bạn sẽ dễ rơi vào tình trạng không đủ khả năng chi trả. Tuy nhiên, nếu bạn có mức thu nhập cao thì hoàn toàn không thành vấn đề.
Do đó, nếu rơi vào trường hợp này, bạn cần cân nhắc giữa thẻ mới và thẻ cũ; thẻ nào có nhiều ưu điểm và lợi ích hơn. Nếu thẻ tín dụng mới tốt hơn, bạn hãy cắt hợp đồng với thẻ cũ rồi hãy đăng ký mở thẻ mới nhé.
2. Nằm trong danh sách đen của Trung tâm thông tin tín dụng
Trung tâm thông tin tín dụng là đơn vị thu nhận, lưu trữ, phân tích, xử lý, dự báo thông tin tín dụng của cá nhân hay tổ chức; phục vụ cho hoạt động của các ngân hàng, tổ chức tín dụng. Ở Nhật một số trung tâm thông tin tín dụng nổi tiếng là CIC (Credit Information Center), JCC (日本信用情報機構) hay JBA・KSC (全国銀行個人信用情報センター).
Khi bạn chậm trễ hay không hoàn trả đúng hạn các khoản vay ngân hàng, khoản thanh toán thẻ tín dụng, những thông tin này sẽ được lưu lại. Bạn sẽ bị đưa vào danh sách đen (Blacklist) của trung tâm thông tin tín dụng. Dữ liệu này sẽ không thể xóa trong vòng 5 năm có thể lên đến 10 năm với trường hợp nghiêm trọng. Khi đó, lịch sử tín dụng của bạn sẽ không còn tốt nữa.
Mọi ngân hàng khi xét duyệt hồ sơ mở thẻ tín dụng đều truy vấn thông tin người đăng ký tại trung tâm thông tin tín dụng; qua đó xác định mức độ và khả năng thanh toán của người đó. Vì vậy, lịch sử tín dụng của bạn là một thông tin quan trọng; quyết định việc bạn có bị từ chối cấp thẻ tín dụng ở Nhật hay không.
3. Bị từ chối cấp thẻ tín dụng ở Nhật khi không đáp ứng được chỉ tiêu xét duyệt
Ngân hàng thường thường đánh giá và cho điểm hồ sơ đăng ký mở thẻ tín dụng theo một số tiêu chí. Nếu không đáp ứng được chỉ tiêu xét duyệt theo các tiêu chí này thì bạn sẽ không được cấp thẻ.
– 年齢:Trên 18 tuổi
– 収入・就業状況:Thu nhập, nơi làm việc
– 借入(借金): Tình trạng vay mượn
– 家族構成・配偶者:Thành phần gia đình, tình trạng kết hôn
– 住宅状況・居住年数:Tình trạng nhà ở,số năm cư trú
4. Bị từ chối cấp thẻ tín dụng ở Nhật khi thu nhập không ổn định
Chứng minh thu nhập hàng tháng là điều đầu tiên ngân hàng yêu cầu khi bạn đăng ký mở thẻ tín dụng. Thông thường tất cả các ngân hàng đều đưa ra một mức thu nhập tối thiểu để cấp thẻ. Tuy nhiên, những thông tin này thường không được công khai. Ở Nhật, những bạn làm việc bán thời gian (バイト) vẫn có thể làm thẻ tín dụng; với điều kiện thu nhập hàng tháng của bạn phải ổn định và không dưới 200 man.
5. Đăng ký làm thẻ tín dụng nhiều lần trong thời gian ngắn
Nhiều bạn khi bị từ chối cấp thẻ tín dụng ở Nhật lại tiếp tục đăng ký hết lần này tới lần khác. Tuy nhiên, việc đăng ký một loại thẻ tín dụng nhiều lần trong một khoản thời gian ngắn cũng không thể thay đổi được kết quả bị từ chối của bạn.
Trung tâm thông tin tín dụng sẽ ghi nhận và lưu trữ thông tin đăng ký thẻ của bạn trong vòng 6 tháng. Trong thời gian này, bạn có đăng ký bao nhiêu lần thì hệ thống cũng sẽ tự động từ chối hồ sơ của bạn để giảm thiểu thời gian và chi phí kiểm tra.
Vì vậy, khi đã bị từ chối cấp thẻ tín dụng ở Nhật, bạn cần phải đợi ít nhất 6 tháng rồi hãy đăng ký lại.
Đây là 5 lý do mà các thực tập sinh và du học sinh thường bị từ chối cấp thẻ tín dụng ở Nhật. Hy vọng, qua bài viết này, các bạn có thể rút kinh nghiệm và chuẩn bị tốt hơn các điều kiện cần thiết để việc đăng ký mở thẻ tín dụng ở Nhật trở nên dễ dàng và thành công hơn.
Thuế ở Nhật khá đắt đỏ, vì vậy thực tập sinh và kỹ sư nước ngoài cần phải làm thủ tục hoàn thuế. Nếu bạn không thể tự làm thủ tục và cần một dịch vụ hoàn thuế chuyên nghiệp hỗ trợ, chắc chắn HSB JAPAN sẽ là sự lựa chọn hàng đầu. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 03-5937-2465 để được tư vấn một cách tận tình nhất.
CÁCH LÀM THẺ TÍN DỤNG Ở NHẬT BẢN DÀNH RIÊNG CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
Nhiều bạn thực tập sinh và du học sinh cho rằng, làm thẻ tín dụng ở Nhật là không cần thiết mà thủ tục lại khá phức tạp. Tuy nhiên, việc sử dụng thẻ thay vì phải đem nhiều tiền mặt trong người lại rất tiện lợi mà còn đảm bảo an toàn. Không những thế, khi thanh toán bằng thẻ tín dụng bạn còn có thể tích điểm để nhận thêm những ưu đãi khác.
Quá nhiều tiện lợi và hữu ích phải không nào. Vì vậy, bạn hãy xem ngay cách làm thẻ tín dụng ở Nhật dành riêng cho người nước ngoài trong bài viết này để làm cho mình một chiếc thẻ nhé!
Thẻ tín dụng là gì?
Thẻ tín dụng hay còn gọi là Credit card là loại thẻ dùng để thanh toán trước và trả tiền sau. Ngân hàng phát hành thẻ sẽ cấp cho bạn một hạn mức chi tiêu cố định tùy theo từng loại thẻ; tùy thuộc vào tài chính và lịch sử tín dụng của bạn. Bạn có thể sử dụng thẻ để thanh toán bằng cách quẹt thẻ với máy POS hoặc rút tiền mặt tại ATM. Sau khi sử dụng tiền với hình thức cho vay, ứng trước này, bạn sẽ thanh toán lại với ngân hàng khi đến hạn.
– Có mức thu nhập ổn định hàng tháng (thẻ tín dụng cho sinh viên, du học sinh không cần chứng minh thu nhập ổn định)
– Các điều kiện khác theo quy định của từng ngân hàng
Những giấy tờ cần thiết để làm thủ tục mở thẻ
– Một số giấy tờ tùy thân như: Visa, hộ chiếu, thẻ cư trú, giấy phép lái xe…
– Giấy xác nhận làm việc, học tập tại Nhật Bản hợp pháp
– Các giấy tờ khác chứng minh thu nhập
– Con dấu hoặc chữ ký
Trước khi quyết định lựa chọn loại thẻ, hạn mức và ngân hàng mở thẻ, bạn cần tìm hiểu và cân nhắc các thông tin về mức phí, điều kiện và những quy định liên quan.
Các bước mở thẻ
Yucho là một trong những ngân hàng phổ biến và thông dụng nhất ở Nhật. Ưu điểm vượt trội của ngân hàng này là, thủ tục làm thẻ nhanh chóng vì không yêu cầu khắt khe như những ngân hàng lớn khác.
Vì vậy, trong bài viết này, HSB JAPAN sẽ hướng dẫn bạn cách làm thẻ tín dụng của Ngân hàng Yucho một cách cực kỳ nhanh chóng.
Bước 1: Đến phòng giao dịch ngân hàng. Thông thường phòng giao dịch khá động nên bạn phải lấy phiếu chờ và ngồi đợi đến lượt của mình.
Bước 2: Khi đến lượt, bạn đến bàn giao dịch viên và làm thủ tục đăng ký mở thẻ.
Bước 3: Xuất trình các giấy tờ cần thiết để làm thủ tục theo quy định của ngân hàng
Bước 4: Sau đó, bạn sẽ nhận được một phiếu mở thẻ. Bạn hãy điền đầy đủ thông tin cá nhân của mình thật chính xác
– Giới hạn về số tiền trong tài khoản: Ngân hàng ở Nhật quy định, nếu bạn để tiền trong tài khoản, số tiền này sẽ được cộng dần theo thời gian. Tuy nhiên, bạn cần phải đăng ký trước mức giới hạn số tiền trong thẻ; nếu vượt quá mức này, thì số dư cộng dồn se không được tính. Do đó bạn cần điền một số nào đó lớn vào mục này là được.
– Số bưu điện: Bạn sẽ điền số bưu điện nơi bạn đang cư trú. Trong trường hợp bạn không rõ, bạn cần phải nhớ địa chỉ nhà và đưa số nhà cho nhân viên. Họ sẽ tra cứu giúp bạn số bưu điện.
– Số điện thoại (電話番号 – でんわばん): Không bắt buộc, bạn có thể điền hoặc không.
– Địa chỉ(住所 – じゅうしょ): Địa chỉ nơi bạn đang sinh sống. Lưu ý, viết bằng tiếng nhật ở hai hàng bên dưới; hàng phía trên sẽ ghi phiên âm.
– Họ và tên(氏名 – しめい): Ghi rõ họ tên bằng chứ in hoa không dấu.
– Đóng dấu(印鑑 – いんかん): Tùy thuộc vào nơi bạn làm thẻ, bạn có thể ký tên hoặc cần đóng con dấu của riêng bạn ở mục này.
– Giới tính(性別 – せいべつ): Nam số 1, nữ số 2.
– Mục đích sử dụng(利用目的 – りようもくてき): Có thể điền 貯蓄(ちょちく).
Bước 5: Kiểm tra lại toàn bộ thông tin đã ghi thật kỹ và gửi lại cho giao dịch viên.
Bước 6: Sau đó bạn sẽ được giao dịch viên yêu cầu cài đặt mật khẩu cho tài khoản thẻ (gồm 4 số) qua một chiếc máy. Chú ý, mật khẩu bạn chọn không được trùng với ngày tháng năm sinh và số điện thoại.
Bước 7: Chờ giao dịch viên kiểm duyệt và nhận xác nhận từ cấp trên.
Bước 8: Giao dịch viên thông báo kết quả mở thẻ. Sau đó, bạn sẽ nộp phí, nhận sổ ngân hàng và chờ đến ngày nhận thẻ theo lịch hẹn.
Thông thường, sau khi đăng ký mở thẻ thành công, bạn sẽ nhận được thẻ trong vòng từ 1 đến 3 tuần.
Thuế cư trú ở Nhật là khoản thuế không nhỏ mà bạn bắt buộc phải đóng mỗi tháng
Một số loại loại thẻ tín dụng khác
Thẻ tín dụng cho du học sinh
Ở Nhật, có một số loại thẻ tín dụng đặc biệt dành riêng cho du học sinh không cần phải chứng minh thu nhập. Chẳng hạn như
– Walmart Card Saison American Express
– Saison Card International (Loại thẻ: Mastercard, Visa, JCB)
– Recruit Card: Visa, Mastercard. Phí thường niên: miễn phí
Lưu ý khi làm thẻ tín dụng ở Nhật
– Lưu ý hạn mức thanh toán của thẻ tín dụng. Nếu bạn chi tiêu vượt quá hạn mức được cấp bạn sẽ bị cảnh cáo; nghiêm trọng hơn bạn có thể bị đưa vào danh sách đen của ngân hàng và ảnh hưởng đến lịch sử tín dụng của mình.
– Số thẻ tín dụng là thông tin tuyệt mật, bạn không được để người khác biết số thẻ của mình. Họ có thể sử dụng số thẻ của bạn để thanh toán các hóa đơn online đấy.
– Báo ngay cho ngân hàng để khóa thẻ nếu chẳng may thẻ bị mất
– Thận trọng khi sử dụng thẻ tín dụng ở Nhật để thanh toán tại các cửa hàng hay các trang online không uy tín. Nhân viên tại cửa hàng và website có thể lợi dụng việc thanh toán và ăn công thông tin thẻ của bạn.
– Cất giữ thật cẩn thận các giấy tờ dùng để đăng ký thẻ
Trên đây là tất cả những thông tin về thẻ tín dụng ở Nhật cũng như cách làm thủ tục đăng ký thẻ mà thực tập sinh và du học sinh cần phải biết khi sang Nhật. Nếu bạn có ý định ở Nhật một thời gian dài thì thẻ tín dụng vô cùng hữu dụng và cần thiết. Hãy “sắm” cho mình một chiếc thẻ ngay nhé!
HSB JAPAN cung cấp Dịch vụ Hoàn thuế ở Nhật uy tín và chuyên nghiệp. Với nhiều năm kinh nghiệm và đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên môn cao, chúng tôi sẽ giúp người lao động nước ngoài làm tất cả các thủ tục hoàn thuế một cách nhanh chóng và thành công. Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ, hãy liên hệ với HSB JAPAN qua Hotline: 03-5937-2465 để được tư vấn một cách chi tiết.
12 TUYỆT CHIÊU XẾP HÀNH LÝ ĐI NHẬT CỰC HỮU ÍCH KHÔNG THỂ BỎ QUA
Nhiều bạn du học sinh và thực tập sinh băn khoăn không biết làm thế nào để xếp hành lý đi Nhật một cách tối giản, thu gọn mọi thứ mà vẫn không thiếu sót bất kỳ vật dụng cần thiết nào. Thông thường hành lý mang theo khi đi máy bay quy định, tối đa 10kg xách tay và 40kg ký gửi.
Vậy làm sao để có thể mang theo nhiều đồ mà không bị lố ký theo quy định? 12 Cách xếp hành lý đi Nhật sau đây sẽ giúp bạn làm được điều đó. Xem ngay nhé!
1. Xếp hành lý đi Nhật với vật nặng ở dưới
Đây là nguyên tắc bất di bất dịch khi bạn sắp xếp hành lý đi bất cứ đâu. Bạn sẽ ưu tiên đặt những vật có trọng lượng lớn hơn ở dưới đáy vali; như quần jean, áo khoác dày, mỹ phẩm… Với cách này, đồ của bạn sẽ không bị chiếm diện tích, không bị nhàu nát và xô lệch.
2. Cuộn tròn quần áo
Cuộn tròn quần áo là cách xếp hành lý đi Nhật giúp tiết kiệm diện tích vô cùng hiệu quả. Bạn nên cuộn thật chặt và xếp cạnh nhau cho đến khi hết đồ.
Nhật Bản nổi tiếng là một dất nước với nhiều nguyên tắc và lễ nghi, do đó có một số điều không nên làm ở Nhật bạn nhất định phải biết
3. Đặt quần áo dễ nhăn trên cùng
Để vừa tiết kiệm diện tích vali vừa tránh bị nhăn đồ, thay vì cuộn tròn, bạn hãy đặt những chiếc áo sơ mi, váy dễ nhăn lên trên những bộ quần áo đã được cuộn lại.
4. Tận dụng mọi khoảng trống khi xếp hành lý đi Nhật
Bạn hãy tìm và nhét các đồ vật vào mọi khoảng trống. Ví dụ: nhét vớ vào giày; hoặc đồ trang điểm, thuốc men… bọc thật kỹ rồi nhét vào bất cứ chỗ nào còn trống trong vali.
5. Xếp đồ theo từng tầng và đặt những vật dụng nhỏ vào chung 1 túi
Việc này không những giúp tiết kiệm diện tích mà bạn còn có thể tiết kiệm thời gian khi tìm đồ.
6. Xếp hành lý đi Nhật theo thứ tự
Bạn nên sắp xếp hành lý của mình theo thứ tự: dưới cùng là giày dép, đến áo phông, quần dài, váy, phụ kiện các vật dụng phục vụ cho công việc và cuối cùng là áo sơ mi.
7. Đừng để vật dụng quan trọng trong hành lý ký gửi
Visa, tiền, giấy tờ, điện thoại là những vật dụng quan trọng mà bạn không được bỏ vào hành lý ký gửi. Hãy để vào hành lý xách tay hoặc để vào một chiếc túi xách nhỏ đeo theo bên minh.
Nhiều bạn có sở thích đọc sách và có thói quen mang sách lên máy bay để đọc. Tuy nhiên đây là là nguyên nhân làm cho hành lý của bạn năng hơn đáng kể. Vì vậy, thay vì mang theo sách, hãy lưu ebook hoặc file mềm vào điện thoại để dễ dàng sử dụng hơn nhé.
9. Loại bỏ tất cả nhãn mác và hộp giấy khi xếp hành lý đi Nhật
Nhiều bạn sẽ sắm sửa quần áo, vật dụng mới để mang theo sang Nhật. Khi đó, bạn cần loại kiểm tra và loại bỏ hết tất cả các nhãn mác và hộp đựng khi xếp đồ vào vali để giảm thiểu tối đa trọng lượng hành lý.
10. Chỉ mang theo những vật dụng không thể mua ở Nhật
Bạn không cần mang quá nhiều quần áo, giày dép, đặc biệt là quần áo ấm; chỉ cần mang theo vừa đủ dùng khi mới sang Nhật. Việc bạn mang theo quá nhiều chỉ làm tăng trọng lượng hành lý một cách vô ích. Bởi vì những món đồ này ở Nhật bán rất nhiều, thậm chí giá thành còn rẻ hơn ở Việt Nam.
11. Lên danh sách khi xếp hành lý đi Nhật
Việc này là vô cùng cần thiết vì nếu chẳng may hành lý bạn bị lố ký và bắt buộc phải để lại một số món. Khi đó, bạn đã có sẵn danh sách trong tay và biết đươc những vật dụng nào là cần thiết và ưu tiên; vật dụng nào có thể để lại một cách nhanh chóng.
12. Khi đóng nắp vali
Sau khi đã xếp hành lý đi Nhật một cách gọn gàng, điều cuối cùng bạn làm trước khi đóng nắp vali là phủ lên mọi thứ trong vali một lớp áo dày hoặc khăn tắm. Điều này sẽ giúp cho vali không bị xộc xệch trong quá trình di chuyển.
Sau khi thực hiện hiện 12 nguyên tắc trong cách xếp hành lý đi Nhật trên, bạn đã có những chiếc vali vô cùng gọn gàng, ngăn nắp, không sợ bị lố ký nhưng vẫn đầy đủ vật dụng cần thiết. Chúc bạn có một chuyến đi Nhật thuận lợi và thành công!
Khi đến Nhật, thuế là vấn đề bạn nhất định phải quan tâm. Tuy thuế ở Nhật khá đắt đỏ nhưng bạn có thể làm thủ tục để hoàn lại. Nếu bạn có nhu cầu làm hoàn thuế ở Nhật, hãy liên hệ với Dịch vụ hoàn thuế chuyên nghiệp của HSB JAPAN để được tư vấn và hỗ trợ một cách tận tình nhất.
NHỮNG ĐIỀU NGƯỜI LAO ĐỘNG CẦN BIẾT VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN NHẬT BẢN
Dù bạn là thực tập sinh hay du học sinh nước ngoài cũng đều phải đóng thuế thu nhập cá nhân Nhật Bản khi làm việc ở quốc gia này và có mức thu nhập phù hợp với quy định đóng thuế.
Các điều khoản và quy định về thuế thu nhập cá nhân khá phức tạp. Vì thế, thông qua bài viết này HSB JAPAN sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn những thông tin quan trọng cần nắm về thuế thu nhập cá nhân ở Nhật để có thể thực hiện nghĩa vụ đóng thuế một cách tốt nhất. Tìm hiểu ngay nhé!
Thuế thu nhập cá nhân Nhật Bản là gì?
Đây là một trong các loại thuế phải đóng ở Nhật rất quan trọng. Khoản thuế được tính dựa trên mức lương của bạn mỗi tháng. Đến một mức lương nhất định, bạn sẽ bắt đầu phải nộp thuế thu nhập cá nhân ở Nhật. Tiền đóng thuế sẽ được trừ trực tiếp vào lương đối với thực tập sinh và du học sinh người nước ngoài. Công ty mà bạn làm việc sẽ thông báo tiền thuế đến bạn trong bảng kê lương hàng tháng.
Những nhóm đối tượng đóng thuế thu nhập cá nhân Nhật Bản
Đối với người nước ngoài sinh sống, làm việc và học tập ở Nhật, thuế thu nhập cá nhân sẽ được quyết định bởi tình trạng cư trú.
Đối tượng không lưu trú
Những người nước ngoài ở Nhật dưới 1 năm sẽ được xem là đối tượng không lưu trú. Người trong nhóm này chỉ cần đóng thuế dựa trên những khoản thu nhập có nguồn gốc tại Nhật. Những khoản tiền kiếm được từ nước ngoài sẽ không bao gồm trong thuế thu nhập cá nhân của họ.
Đối tượng lưu trú tạm thời
Đây là những người nước ngoài sống ở Nhật trong khoảng từ 1-5 năm và không có ý định ở lại định cư. Nhóm đối tượng này sẽ phải chịu thuế cho tất cả các nguồn thu nhập, ngoại trừ nguồn thu nhập nước ngoài không gửi đến Nhật.
Đối tượng lưu trú vĩnh viễn
Những người sống ở Nhật trên 5 năm hoặc có mong muốn định cư sẽ được xem là đối tượng lưu trú vĩnh viễn. Nhóm này sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân cho tất cả các nguồn thu nhập trong và ngoài nước của họ.
Ngoài thuế thu nhập cá nhân, thuế cư trú ở Nhật cũng là một loại thuế vô cùng quan trọng
Khi nào đóng thuế thu nhập cá nhân Nhật Bản?
Bạn phải tự nộp toàn bộ thuế thu nhập cá nhân trong năm trước ngày 15 tháng 3 của năm tiếp theo; nếu công ty không trừ trực tiếp vào tiền lương của bạn. Nếu bạn chuyển khoản qua ngân hàng thì thời hạn để nộp thuế là giữa tháng 4 của năm tiếp theo.
Tuy nhiên, trong năm tính thuế có 2 khoản trả trước mà bạn phải nộp vào giữa tháng 7 và tháng 11. Hai khoản này sẽ được tính dựa trên mức thu nhập của năm trước đó. Nếu công ty không tự trừ thuế trong lương thì bạn phải nộp 2 khoản này thành từng phần theo quý trong năm tiếp theo.
Cách nộp thuế thu nhập cá nhân Nhật Bản
Tiền thuế thu nhập cá nhân ở Nhật sẽ được thu theo hình thức tự khai tự nộp và thuế thu tại nguồn. Đúng với tên gọi của nó, với kiểu thu thuế tự khai tự nộp thì bạn sẽ tự khai báo số tiền thuế mà bạn cần phải nộp. Nhưng với hình thức thu tại nguồn, tiền đóng thuế sẽ được trích thẳng từ lương của bạn. Lúc này thuế thu nhập cá nhân sẽ được lập bởi công ty bạn đang làm việc. Bạn sẽ không cần phải thực hiện việc khai báo thuế.
Cách tự khai tự nộp thường chỉ được áp dụng cho các trường hợp:
– Người nộp thuế rời Nhật trước thời điểm tính thuế của năm.
– Người nộp thuế làm cho hơn 1 công ty.
– Có nguồn thu nhập ngoài lớn hơn 200.000 Yên.
– Thu nhập hàng năm trên 20.000.000 Yên.
– Khi chủ, công ty của người đó đang làm ở ngoài nước Nhật, không giữ lại thuế thu nhập của người lao động.
Trên đây là những điều cơ bản về thuế thu nhập cá nhân Nhật Bản mà mọi người lao động nước ngoài đều cần phải biết. Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã có thể hiểu thế nào là thuế thu nhập cá nhân và cách đóng loại thuế này ở Nhật để có thể thực hiện đúng và đủ nghĩa vụ đóng thuế của mình.
Nếu bạn vẫn chưa rõ hay có bất cứ câu hỏi nào về thuế thu nhập cá nhân ở Nhật, hãy liên hệ ngay với HSB JAPAN qua Website: https://hoanthue.hsbjapan.com/ hoặc Hotline: 03-5937-2465 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc một cách chi tiết nhất nhé!
VÌ SAO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI PHẢI ĐÓNG TIỀN THUẾ VÀ BẢO HIỂM Ở NHẬT?
Tiền thuế và bảo hiểm ở Nhật là những khoản phí vô cùng đắt đỏ mà mỗi tháng bạn đều phải chi trả khi làm việc và học tập tại Nhật.
Vậy tại sao bạn lại phải tốn quá nhiều tiền cho những việc này? Bạn chỉ là thực tập sinh hay du học sinh nước ngoài thì có cần thiết phải thực hiện các nghĩa vụ này hay không? Nếu như không đóng tiền thuế và bảo hiểm ở Nhật thì quyền lợi của bạn có bị ảnh hưởng gì không?
Hãy cùng HSB JAPAN giải đáp tất cả các câu hỏi trên ngay trong bài viết này nhé!
Những loại bảo hiểm ở Nhật người nước ngoài cần phải đóng là gì?
Đóng tiền thuế và bảo hiểm ở Nhật theo quy định pháp luật
Quy định về việc đóng thuế
Theo điều luật của Nhật Bản, dù bạn là công dân Nhật hay là thực tập sinh và du học sinh nước ngoài, khi sinh sống tại đất nước này đều bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế. Trong đó có 2 loại thuế chính mà người nước ngoài thường phải đóng là thuế cư trú và thuế thu nhập cá nhân.
Tuy nhiên, những khoản thuế ở Nhật này bạn đều có thể xin khấu trừ hoặc miễn giảm nếu có đủ điều kiện theo quy định hoàn thuế ở Nhật.
Quy định về việc đóng tiền bảo hiểm
Cũng như ở Việt Nam, tại Nhật Bản cũng có những khoản tiền bảo hiểm bắt buộc và không bắt buộc theo quy định mà tất cả những người sinh sống, học tập và làm việc kể cả người nước ngoài ở đây cần phải đóng. Các loại bảo hiểm cơ bản bao gồm: bảo hiểm y tế quốc dân, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm hưu trí quốc dân, bảo hiểm hưu trí phúc lợi.
Nếu bạn không thực hiện nghĩa vụ đóng tiền thuế và bảo hiểm ở Nhật, bạn sẽ phải gánh chịu các biện pháp chế tài của pháp luật. Chắc hẳn bạn sẽ không muốn mình rơi vào trường hợp như vậy phải không nào!
Chuyện gì xảy ra nếu không đóng tiền thuế và bảo hiểm ở Nhật?
Không đóng thuế
Đối với thuế thu nhập cá nhân, nếu bạn không đóng loại thuế này chắc chắn sẽ được coi là trốn thuế và sẽ bị xử phạt theo quy định thuế của chính phủ Nhật Bản.
Ngoài ra, vấn đề chính mà thường tất cả những người nước ngoài khi đến Nhật quan tâm hơn cả đó chính là “Không đóng thuế thị dân có xin được visa hay không?”.
Khi bạn vô tình quên hoặc cố ý không đóng đầy đủ thuế thị dân, bạn sẽ nhận được giấy nhắc nhở của cơ quan đóng thuế gọi là Giấy nhắc đóng thuế – 督促状 (とくそくじょう). Nếu bạn đã nhận được giấy nhắc nhở nhưng vẫn không đóng thuế, cơ quan thuế sẽ gửi tiếp Giấy cảnh cáo – 催告書 (さいこくしょ). Khi nhận được tờ giấy này thì tình hình đã thật sự nghiêm trọng. Ngoài số tiền thuế bạn cần đóng, bạn phải đóng thêm 1 khoản tiền gọi là Tiền chậm nộp thuế. Và bạn càng để lâu thì số tiền này sẽ càng tăng dần.
Trường hợp bạn cố tình không đóng thuế, cơ quán thuế sẽ điều tra tài sản và trưng thu thuế từ tài sản và từ tài khoản ngân hàng của bạn. Nếu bạn rút tiền khỏi tài khoản, bạn sẽ được đưa vào sổ đen của cơ quan thuế và bị xem là không tôn trọng pháp luật Nhật Bản. Việc xin Visa sẽ trở nên bất khả thi, và không xin được Visa nghĩa là bạn sẽ nói lời tạm biệt với giấc mơ ở xứ sở hoa anh đào.
Không đóng bảo hiểm
Không đóng tiền bảo hiểm có sao không? Chắc chắn là CÓ. Theo như quy định pháp luật nêu trên, việc đóng bảo hiểm là bắt buộc dù bạn có muốn hay không. Việc nợ tiền bảo hiểm sẽ không ảnh hưởng đến việc xin visa như nợ thuế. Tuy nhiên địa phương nơi bạn sinh sống hoàn có quyền gửi giấy nhắc nhở, cảnh cáo và trừ tiền trực tiếp vào tài khoản của bạn. Nếu không thể trừ tiền từ tài khoản ngân hàng, trường hợp xấu nhất là cơ quan địa phương sẽ đến trực tiếp nhà bạn và tịch thu tài sản có giá trị như tivi, xe…
Việc đóng tiền thuế và bảo hiểm ở Nhật là nghĩa vụ bắt buộc cho bất cứ ai sống trên lãnh thổ Nhật Bản. Hy vọng với những thông tin trên, bạn có thể hiểu được tầm quan trọng cũng như tác hại khi không đóng thuế và bảo hiểm tại Nhật. Vì vậy, bạn hãy nộp đầy đủ các khoản phí này để bảo vệ quyền lợi và lợi ích cho chính bản thân mình nhé!
Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì về tiền thuế và bảo hiểm ở Nhật hoặc có nhu cầu tư vấn và sử dụng Dịch vụ hoàn thuế, hãy liên hệ ngay với HSB JAPAN qua Hotline: 03-5937-2465 để được đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm của chúng tôi hỗ trợ một cách tận tình nhất.
NHỮNG ĐIỀU KHÔNG NÊN LÀM TẠI NHẬT BẠN CẦN PHẢI TRÁNH – PHẦN 3
Ở phần 1 và phần 2, HSB JAPAN đã bật mí cho bạn 16 điều không nên làm tại Nhật. Tuy nhiên, với một đất nước có nền văn hóa đặc biệt với nhiều quy tắc và lễ nghi thì như vậy vẫn chưa đủ. Vì thế, ở bài viết này, chúng tôi sẽ tiếp tục gửi đến bạn thêm một số điều cấm kỵ ở Nhật Bản mà bạn không được bỏ qua khi đến Nhật sinh sống, làm việc và học tập. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Điều 17: Sử dụng từ “Anata” quá nhiều
Từ “Anata” trong tiếng Nhật đồng nghĩa với từ “You” trong tiếng Anh; có nghĩa là bạn. Tùy vào từng trường hợp mà bạn nên sử dụng từ này một cách hợp lý chứ đừng nên lạm dụng. Chẳng hạn như với bạn bè hay đồng nghiệp, bạn nên hỏi tên và nhớ tên của họ và gọi tên khi xưng hô. Như vậy sẽ tạo cảm giác gần gũi, họ sẽ cảm nhận được sự quan tâm và tôn trọng của bạn thay vì chỉ dùng từ “Anata” xa lạ.
Các bạn thực tập sinh khi mới sang Nhật cần biết những lưu ý để có thể thích ngi với cuộc sống ở Nhật nhanh hơn
Điều không nên làm tại Nhật 18: Hái hoa Sakura
Chắc hẳn ai cũng biết, hoa sakura là một biểu tượng của đất nước Nhật Bản. Cánh hoa rơi tự nhiên từ trên cây xuống đất được xem là một cảnh tượng tuyệt. Nếu như bạn đưa tay hái bông sẽ bị xem là phá vỡ đi vẻ đẹp này. Khi đó, bạn sẽ bị mọi người ở Nhật đánh giá là một người thiếu văn hóa.
Điều Nhật 19: Không nói “Kanpai” trước khi uống nước
Đây cũng được xem như là một “luật bất thành văn” ở Nhật. Dù bạn đi uống nước với một nhóm lớn hay chỉ với vài người, nếu không nói “Kanpai” trước khi uống thì bạn sẽ bị xem là ích kỷ, khó gần và không tuân theo kỷ luật. Vì vậy đừng quên nói “Kanpai” trước khi uống nước nhé.
Điều không nên làm tại Nhật 20: Ra hiệu bằng ngón tay
Ở Nhật, ngón tay cái có nghĩa là người bạn trai và ngón tay út có nghĩa là người bạn gái. Vì vậy, ra hiệu bằng ngón tay là điều không nên làm tại Nhật để tránh gây ra sự hiểu lầm.
Lưu ý, nếu bạn muốn xin gia hạn và xin visa lao động Nhật thì không được chậm đóng thuế thị dân
Điều không nên làm tại Nhật 21: Trả giá khi mua hàng
Với người Việt Nam, trả giá khi mua hàng đã trở thành thói quen và không thể thiếu. Tuy nhiên ở Nhật, việc mặc cả này được xem là thất lễ. Trong các cửa hàng hoặc thậm chí ngoài chợ, các mặt hàng đều được niêm yết giá cụ thể và không thể bớt được.
Điều 22: Nguyên tắc tặng quà ở Nhật
– Tuyệt đối không được tặng khăn mùi xoa cho bạn bè. Ở Nhật, khăn mùi xoa chỉ được tặng khi bạn muốn chấm dứt một mối quan hệ nào đó.
– Trà là lễ vật mà người Nhật thường dùng để đáp lễ sau khi cúng bái. Vì vậy tuyệt đối không được tùy tiện tặng trà cho người khác.
– Không được tặng giày dép, vớ, quần áo lót cho cấp trên hoặc người lớp trên. Khi đó bạn sẽ bị nghĩ là không tôn trọng họ.
– Hoa cúng vàng chỉ dùng cho đám tang. Vì thế tuyệt đối không được tặng hoa cúc vàng.
Sau 3 phần, hy vọng các bạn đã hiểu và nắm được những điều không nên làm tại Nhật. Có lẽ mới đầu bạn sẽ gặp khó khăn vì có quá nhiều nguyên tắc cần nhớ tuy nhiên đây đều là những điều nhất định bạn phải tuân theo khi sống ở Nhật. Hãy cố gắng tập những thói quen này để nhanh chóng thích nghi và hòa nhập hơn với cuộc sống ở Nhật nhé.
Chúc bạn có những trải nghiệm thật thú vị!
Tiền thuế hầu như luôn là nỗi trăn trở của các du học sinh và thực tập sinh khi sang Nhật làm việc. Nếu bạn có nhu cầu làm thủ tục hoàn thuế để giảm bớt chi phí khi sống ở Nhật thì hãy liên hệ ngay với Dịch vụ hoàn thuế – HSB JAPAN. Chúng tôi cam kết thủ tục đơn giản, hoàn thuế một cách thành công và nhanh chóng.
NHỮNG ĐIỀU KHÔNG NÊN LÀM Ở NHẬT BẢN BẠN CẦN PHẢI TRÁNH – PHẦN 2
Ở phần 1, HSB JAPAN đã chia sẻ đến bạn 8 điều không nên làm ở Nhật Bản. Không chỉ dừng lại ở đó, còn có một số quy tắc “luật bất thành văn” khác ở mà bạn không thể không biết khi sống ở Nhật. Để trở thành một người văn minh và có cách ứng xử thông minh, hãy tham khảo ngay bài viết này nhé!
Điều 9: Đi giày dép bên ngoài vào nhà
Thông thường, bất cứ ngồi nhà nào ở Nhật cũng sẽ có một kệ để giày dép tại cửa ra vào. Khi có bất cứ vị khách nào đến chơi, họ sẽ để giày của mình lên kệ và thay dép đi trong nhà. Do đó, bạn cần lưu ý không được mang giày, dép bên ngoài vào một ngôi nhà ở Nhật.
Ở Nhật không có văn hóa tiền tip. Nếu bạn đi ăn uống, sử dụng dịch vụ nào đó hoặc đi taxi mà để lại tiền tip thì bạn cũng được ngạc nhiên khi bị đuổi theo trả lại vì nghĩ rằng bạn để quên tiền.
Điều không nên làm ở Nhật 11: Vừa đi vừa ăn
Một điều tối kỵ khi bạn đi dạo trên các con phố ở Nhật là vừa đi vừa ăn. Như vậy sẽ trông không lịch sự; và nếu bị các cụ già bắt gặp bạn có thể sẽ bị khiển trách và nhìn bạn với ánh mắt không thiện cảm.
Điều không nên làm ở Nhật 12: Xì mũi nơi công cộng
Bạn sẽ bị coi là bất lịch sự khi bị cảm sốt mà không đeo khẩu trang khi đi ra đường. Nếu muốn xì mũi, bạn nên đi vào một nhà vệ sinh để thực hiện điều đó. Người Nhật rất ghét xì mũi nơi công cộng, và sẽ còn tệ hơn nếu thấy có người làm điều đó trước mặt họ.
Điều 13: Đổ nước sốt đậu nành lên cơm trắng
Ở Nhật khi đến ăn ở tiệm ăn hay nhà hàng, nếu bị đầu bếp hay chủ nhà hàng bắt gặp bạn đổ sốt đậu nành thì họ sẽ khá bực mình đấy. Nếu như bạn không thích ăn không cơm trắng, bạn có thể đổ nước sốt vào những thứ khác như dưa chua; sau đó ăn chung với cơm thay vì đổ trực tiếp vào cơm.
Người Nhật rất xem trọng nguyên tắc và đúng giờ luôn là nét đặc trưng của họ. Khi đã hứa thì họ sẽ không bao giờ đến trễ hay hủy hẹn. Trừ khi họ có việc thật sự khẩn cấp không thể đến thì họ sẽ thông báo trước với bạn.
Ngược lại, người Việt hay có thói quen “giờ dây thun”. Vì vậy khi đến Nhật bạn cần phải sửa thói quen này nếu không muốn làm mất thiện cảm với người bản xứ nhé.
Điều không nên làm ở Nhật 15: Huýt sáo vào buổi tối
Theo phong tục từ xa xưa, người Nhật có quan niệm huýt sáo là âm thanh mà những tên trộm dùng để ra hiệu với nhau; hoặc huyết sao thì ma quỷ sẽ đến. Vì vậy, huýt sáo vào chiều tối là điều kiêng kỵ ở Nhật.
Điều không nên làm ở Nhật 16: Nối đũa và cắm đũa
Đối với người Việt Nam, gắp thức ăn cho nhau là thể hiện sự thân thiện và quý mến nhau. Tuy nhiên, với người Nhật, việc này gọi là “nối đũa” và được xem là hành động cấm kỵ. Vì ở Nhật, tại nơi hỏa táng, hài cốt người quá cố sẽ được dùng đũa chuyền vào bình đựng di cốt
Bên cạnh đó, việc cắm đũa thì lại tương tự như ở Việt Nam; đây cũng là điều không được làm ở Nhật. Chỉ có trong đám tang, mọi người mới cắm đũa như vậy để trên bàn thờ.
Qua bài viết này, HSB JAPAN đã gửi đến bạn thêm 8 điều không nên làm ở Nhật Bản. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích, góp phần giúp cuộc sống mới ở Nhật của bạn trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn.
Không đóng thuế cũng là một điều tuyệt đối không được làm ở Nhật; dù bạn có là người nước ngoài. Nếu bạn chưa nắm rõ các thông tin về thuế hay các thủ tục hoàn thuế thì hãy liên hệ với Dịch vụ Hoàn thuế ở Nhật của HSB JAPAN. Đội ngũ chuyên viên của chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ bạn một cách tận tình nhất.
NHỮNG ĐIỀU KHÔNG NÊN LÀM Ở NHẬT BẠN CẦN PHẢI TRÁNH – PHẦN 1
Trước đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, có một số điều không nên làm ở Nhật mà bạn nhất định phải biết.
Chắc hẳn mọi người đều biết, Nhật Bản nổi tiếng với nền văn hóa có nhiều lễ nghi và quy tắc ứng xử. Và tất nhiên khi đến một sống bất kỳ ở một quốc gia nào, bạn cũng cần phải tìm hiểu cách cư xử hàng ngày của người dân nơi đó; tránh trở thành một người bất lịch sự và làm phật lòng người khác.
Vậy những điều mà chúng ta không nên làm ở Nhật là gì? Cùng tìm hiểu nhé!
Điều không nên làm ở Nhật 1: Đi bộ về phía bên phải
Người Nhật có một văn hóa đi lại đặc biệt. Khi đến Nhật, bạn sẽ thấy tất cả người đi bộ sẽ đều đi về phía bên trái. Đi thang cuốn cũng tương tự như vậy, mọi người sẽ đều đứng về bên trái; phần đường bên phải sẽ dành cho những người vội vã hoặc có việc gấp. Vì vậy, việc đi bộ và đứng bên phải là việc bạn không nên làm ở Nhật.
Bạn cần lưu ý phải tuân thủ thật tốt luật giao thông khi đi trên đường ở Nhật nhé. Không như ở Việt Nam, nếu người Nhật nhìn thấy bất cứ ai đi sai luật, đi ẩu hoặc chỉ cần sang đường không đúng; họ sẽ lớn tiếng chê bai ngay lập tức đấy.
Điều 3: Hút thuốc ngoài trời
Nếu bạn là người có thói quen hút thuốc lá thì bạn cần phải văn hóa và quy định hút thuốc lá ở Nhật đấy. Hầu hết các thành phố kể cả Tokyo và Osaka đều cấm việc hút thuốc ngoài trời. Do đó hút thuốc là ngoài trời là điều không nên làm ở Nhật vì khi bị bắt gặp bạn có thể bị phạt tiền lên đến 50.000 yên (tương đương 8 triệu đồng).
Điều không nên làm ở Nhật 4: Xả rác
Bạn có bao giờ thắc mắc vì sao ở Nhật tìm một mẫu rác nhỏ trên đường cũng không thấy? Đó là vì tương tự như đi sang đường sai luật, người Nhật sẽ lớn tiếng phê phán công khai ngay khi thấy bất kỳ ai vứt rác hay nhả bã kẹo trên phố. Không những thế khi xả rác ở Nhật bạn còn có thể bị phạt tiền; và số tiền này không hề nhỏ đâu nhé.
Điều 5: Chỉ tay vào người khác
Không giống như các nước khác, ở Nhật, hành động chỉ tay vào người khác được xem là khiếm nhã, thô lỗ và bất lịch sự. Ngay cả dùng đũa hay chân chỉ cũng vậy.
Chắc hẳn ai cũng biết, văn hóa xếp hàng nổi tiếng là nét đặc trưng của người Nhật. Bạn sẽ thấy từ thang máy, đến các cửa hàng; thậm chí cả ga xe lửa hay tàu điện ngầm là nơi cực kỳ đông người; người Nhật vẫn luôn xếp hàng và cư xử đúng mực. Vì vậy học cách xếp hàng sẽ giúp bạn hòa nhập và tạo được thiện cảm với người bản địa.
Điều 7: Gây ồn trên tàu điện ngầm
Khi đi tàu điện ở Nhật, bạn có thể thoải mái trang điểm, chơi game, nhắn tin hay ngủ; tuy nhiên tuyệt đối không được làm ồn. Nhiều bạn có thói quen để chuông điện thoại hay nói chuyện lớn tiếng. Khi đến Nhật bạn phải bỏ hết những thói quen này. Vì những điều trên sẽ làm phiền những người đi trên tàu và họ sẽ vô cùng khó chịu. Ngoài ra, bạn cũng tuyệt đối không được ăn uống trên tàu điện ngầm nữa nhé.
Điều không nên làm ở Nhật 8: Ngồi bắt chéo chân
Ở nhiều quốc gia, ngồi bắt chéo chân được xem là bình thường hay là phong cách và trang trọng. Tuy nhiên, đây lại là một điều không nên làm ở Nhật. Thay vì bắt chéo chân, bạn hãy ngồi theo kiểu seiza (ngồi quỳ trên gối). Đây là cách ngồi truyền thống của người Nhật để có một tư thế ngay ngắn.
Trên đây là 8 điều không nên làm ở Nhật mà các thực tập sinh Nhật cần ghi nhớ. Tuy mới đầu sẽ không quen và cảm thấy khá phiền phức; nhưng việc thực hiện những điều này sẽ giúp bạn nhanh chóng thích nghi và hòa nhập hơn với cuộc sống ở Nhật. Bạn hãy xem tiếp những phần sau để biết thêm kinh nghiệm về những điều cấm kỵ ở Nhật nhé!
Khi sống ở Nhật, thuế là vấn đề bạn cần quan tâm. Để tiết kiệm chi phí thiều việc cần làm là bạn hãy thực hiện các thủ tục hoàn thuế Nếu có đủ điều kiện. Dịch vụ Hoàn thuế của HSB JAPAN sẽ hỗ trợ và giúp bạn thực hiện mọi thủ tục hoàn thuế một cách đơn giản và nhanh chóng nhất. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 03-5937-2465 để được tư vấn chi tiết nhé!
NHỮNG KHOẢN CHI PHÍ ĐI NHẬT NGƯỜI LAO ĐỘNG NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT
Chi phí đi Nhật là vấn đề bạn nhất định phải biết và cân nhắc trước khi quyết định đăng ký đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. Vậy chi phí đi Nhật hết bao nhiêu? Có những khoản chi phí gì cần chuẩn bị khi trước khi xuất khẩu lao động Nhật Bản? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Các khoản chi phí đi Nhật người lao động cần chuẩn bị
Chi phí khám sức khỏe đi Nhật
Khi muốn sang Nhật hay bất cứ nước nào ngoài Việt Nam làm việc, bạn cần phải đi khám sức khỏe và có giấy xác nhận đủ điều kiện làm việc ở nước ngoài. Khoản này thường giao động trên dưới 700,000 đồng.
Bạn cần lựa chọn những bệnh viện được Bộ y tế cấp phép khám và cấp giấy chứng nhận cho người lao động ra nước ngoài làm việc.
Chi phí học tạo nguồn
Để có thể tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng và tăng khả năng trúng tuyển, trước khi thi tuyển phỏng vần, bạn cần tham gia các khoa đào tạo tiếng Nhật cơ bản. Trong khóa học này, bạn sẽ được học chào hỏi, giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật và một số câu tiếng Nhật cơ bản. Bên cạnh đó, bạn sẽ được hướng dẫn tác phong phỏng vấn và cách trả lời những câu hỏi có thể được hỏi khi đi phỏng vấn.
Khoản chi phí này bao gồm tiền ăn, tiền ký túc xá, học phí và tiền thẩm tra xuất cảnh. Thời gian cho khoa học này thường là 5 ngày.
Chi phí đi Nhật cho dịch vụ xuất khẩu lao động
Đây là khoản chi phí mà bạn sẽ thanh toán cho dịch vụ xuất khẩu lao động Nhật bản. Phí dịch vụ cao thay thấp sẽ dựa vào 3 yếu tố sau:
– Đơn hàng đi Nhật 1 năm hay 3 năm: chi phí đi Nhật làm việc 1 năm chỉ bằng 1/3 chi phí đi 3 năm.
– Đơn hàng làm ngoài nhà xưởng hay trong nhà xưởng: chi phí với đơn hàng làm trong nhà xưởng sẽ cao hơn làm ngoài nhà xưởng.
– Công ty dịch vụ xuất khẩu lao động Nhật: hiện nay trên thị trường có rất nhiều công ty xuất khẩu lao động Nhật Bản, và mức chi phí dịch vụ cũng sẽ khác nhau ở mỗi công ty.
Chi phí đào tạo tiếng Nhật
Bạn sẽ phải tham gia khóa học tiếng Nhật từ 4 – 6 tháng sau khi có kết quả trúng tuyển đơn hàng đi Nhật. Khóa học này sẽ giúp bạn tiếp thu nhanh hơn kiến thức tại nơi làm việc nhằm sớm hòa nhập với môi trường sống tại Nhật Bản.
Khoản chi phí đi Nhật này cũng gần giống với chi phí khóa học tạo nguồn; bao gồm: tiền ăn, tiền ký túc xá, học phí, chi phí mua sách vở, tài liệu…
Chi phí đào tạo tay nghề (nếu cần)
Với những đơn hàng yêu cầu kinh nghiệm như hàn xì, may mặc… bạn sẽ phải đóng tiền học một khóa học hướng dẫn và đào tạo tay nghề.
Bạn cần lưu ý một số điều quan trọng để tránh làm phát sinh việc tăng chi phí không cần thiết:
– Trực tiếp tìm hiểu các thông tin về chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản, công ty dịch vụ có giấy phép… tuyệt đối không thông qua trung gian, môi giới.
– Tìm hiểu và lựa chọn đăng ký dịch vụ tại các công ty xuất khẩu lao động Nhật Bản uy tín được Bộ LĐTB&XH cấp giấy phép hoạt động.
Như vậy, bài viết này đã tổng hợp các khoản chi phí đi Nhật mà bạn cần chi trả trước khi đi xuất khẩu lao động. Hy vọng với những thông tin này, bạn sẽ có thể tính toán, cân đối ngân sách và đưa ra những chọn lựa phù hợp cho mình.
Khi sang Nhật, nếu bạn gặp bất cứ khó khăn gì về thuế hoặc thủ tục hoàn thuế thì hãy liên hệ ngay với dịch vụ hoàn thuế chuyên nghiệp của HSB JAPAN để được tư vấn và hỗ trợ một cách tận tình nhất!
BẬT MÍ 10 ĐIỀU KIỆN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG NHẬT BẢN MỚI NHẤT 2021
Hiện nay, nhu cầu xuất khẩu lao động Nhật Bản là khá lớn. Vì vậy những thông tin liên quan đến vấn đề cũng được khá nhiều người quan tâm. Nếu bạn cũng đang có ý định hoặc mong muốn đi Nhật theo diện này, bạn cần biết những điều kiện xuất khẩu lao động Nhật bản là gì để xem mình có phù hợp hay không. Tìm hiểu ngay nhé!
Xuất khẩu lao động Nhật Bản là gì?
Đây là hình thức đưa lao động sang Nhật để làm việc theo chương trình hợp tác giữa 2 nước. Đơn vị quản lý các chương trình này là Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; và những công ty phái cử có khả năng đưa lao động qua Nhật làm việc.
Thông thường khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, độ tuổi của bạn phải trong khoảng từ đủ 18 tuổi cho đến 35 tuổi. Đối với một số đơn hàng có hợp đồng 1 năm và đơn hàng đặc biệt thì điều kiện về độ tuổi có mức giới hạn lên đến 40 tuổi. Tùy vào mỗi đơn hàng mà nhà tuyển dụng Nhật Bản có những yêu cầu về độ tuổi khác nhau.
2. Trình độ văn hóa và chuyên môn
Tốt nghiệp cấp 2 là điều kiện tối thiểu cần có để có thể đi Nhật đối với các nhóm ngành nghề lao động phổ thông.
3. Ngoại hình
Nhiều ngành nghề ở Nhật rất coi trọng về ngoại hình của người lao động. Các chủ xí nghiệp, nghiệp đoàn, tại Nhật Bản thường sẽ phỏng vấn trực tiếp và tuyển chọn các ứng viên. Thông thường điều kiện về ngoại hình sẽ là:
– Nam: cao 1m6 trở lên, nặng 50kg trở lên
– Nữ: cao 1m48 trở lên, nặng 40kg trở lên
Tuy theo từng đơn hàng, điều kiện về ngoại hình có thể cao hơn hoặc thấp hơn. Ngoại hình người lao động phải cân đối, không quá gầy hoặc quá mập.
4. Sức khỏe
Sức khỏe là một trong những điều kiện quan trọng. Để có thể đạt yêu cầu đi Nhật, bạn cần phải đủ tiêu chuẩn về sức khỏe và có giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe đi làm ở nước ngoài của cơ quan y tế Việt Nam. Nếu bạn có tiền sử hay đang mắc các bệnh như lao phổi, tim, viêm gan B, mù màu… sẽ không đủ điều kiện xuất khẩu lao động Nhật Bản.
5. Kinh nghiệm làm việc
Có cần kinh nghiệm làm việc hay không sẽ tùy thuộc vào từng đơn hàng đi Nhật khác nhau.
– Các đơn hàng thường không yêu cầu kinh nghiệm bao gồm: lắp ráp linh kiện điện tử, chế biến thực phẩm, đúc nhựa, gia công cơ khí, hoàn thiện nội thất ô tô…
– Đơn hàng thường yêu cầu kinh nghiệm thường là: hàn – xì, điều khiển máy, may mặc…
6. Chi phí khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản
Chi phí sẽ cao hay thấp sẽ khác nhau tùy từng đơn hàng. Thông thường các đơn hàng đi Nhật 1 năm, và đơn hàng làm ngoài nhà xưởng có mức chi phí thấp hơn đơn hàng 3 năm, và đơn hàng làm trong nhà xưởng.
7. Hồ sơ
Để làm hồ sơ xuất khẩu lao động Nhật bạn cần phải chuẩn bị một số giấy tờ sau:
– 01 Bản sơ yếu lý lịch có dán ảnh và có xác nhận của xã/phường.
– 01 Giấy xác nhận dân sự của Công an xã (xác nhận không có tiền án, tiền sự).
– 01 Bản photo công chứng CMND, giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, bằng tốt nghiệp.
– 06 Ảnh chụp 4×6 (nền trắng, áo sơ mi trắng; nam thắt cavat).
Khi làm hoàn thuế ở Nhật, có một số lưu ý bạn nhất định phải biết
8. Visa đi Nhật
Để có thể xin visa và có đủ tư cách lưu trú ở Nhật, bạn cần phải:
– Chưa từng tham gia bất cứ chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản hay xin visa Nhật nào trước đây.
– Không có bất cứ tiền án, tiền sự hay đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự nào theo quy định pháp luật của Việt Nam.
9. Trúng tuyển chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản đã đăng ký
Tất nhiên, điều kiện tiên quyết bạn cần có để có thể đi xuất khẩu lao động là bạn phải đậu đơn hàng mà mình đã đăng ký.
10. Tham gia khóa đào tạo tiếng Nhật
Người lao động sau khi trúng tuyển đơn hàng đi Nhật cần phải tham gia khóa đào tạo tiếng Nhật trước khi xuất cảnh. Điều kiện này là bắt buộc đối với tất cả mọi lao động khi đi Nhật.
Khóa đào tạo này sẽ giúp người lao động thích nghi với cuộc sống và công việc ở Nhật tốt hơn; cũng như tiếp nhận đầy đủ kỹ năng trong quá trình làm việc tại nơi sản xuất. Khóa học này sẽ kéo dài từ 4 tháng cho đến 6 tháng.
Đây là 10 điều kiện nhất định phải có nếu bạn muốn đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn chuẩn bị một cách tốt nhất kế hoạch sang Nhật làm việc của mình. Chúc bạn thành công!
Tiền thuế luôn là nỗi trăn trở với các thực tập sinh và người lao động nước ngoài ở Nhật. Tuy nhiên nếu nắm rõ quy định và biết cách làm thủ tục thì bạn có thể xin hoàn thuế. Hãy liên hệ ngay với dịch vụ hoàn thuế ở Nhật của HSB JAPAN để được tư vấn và tìm hiểu chi tiết về thông tin hoàn thuế nhé!
MỨC GIỚI HẠN GIẢM THUẾ Ở NHẬT “103 MAN” ĐƯỢC TÍNH THẾ NÀO?
Mức giới hạn giảm thuế ở Nhật 103 man có lẽ đã quá quen thuộc với các bạn du học sinh làm thêm baito; hoặc các chị em nội trợ theo chồng sang Nhật.
Ý nghĩa của mức giới hạn này là khi thu nhập của bạn dưới 103 man một năm;
– Nếu bạn là người vợ nội trợ, bạn sẽ không cần đóng thuế. Hơn nữa chồng của bạn sẽ được xem là có người phụ thuộc và được tính giảm trừ thuế.
Vì vậy, rất nhiều người ở Nhật duy trì mức thu nhập không vượt quá giới hạn trên để tránh phát sinh các nghĩa vụ đóng thuế.
Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết làm sao để tính thu nhập trong năm theo chế độ này. Chính vì lý do đó, qua bài viết này, HSB JAPAN sẽ giúp bạn nắm được các thông tin cần thiết; để có thể điều chỉnh thu nhập về mức mong muốn và hưởng chế độ miễn giảm thuế ở Nhật.
Mức giới hạn giảm thuế ở Nhật quy định tính thu nhập trong năm từ thời điểm nào?
Nhiều người nước ngoài ở Nhật thường hay nhầm lẫn năm Dương lịch – 年 (tính từ 01/01 đến 31/12) và năm Tài chính – 年度 (tính từ 01/04 đến 31/3 của năm kế tiếp). Theo quy định ở Nhật, tổng thu nhập trong năm sẽ được tính theo năm Dương lịch; tuy nhiên giấy thông báo thuế và bảo hiểm; nếu có bất kỳ thu nhập phát sinh nào vượt quá mức giới hạn giảm thuế ở Nhật 103 man; sẽ được gửi đến bạn sau tháng 4 (tháng đầu tiên của năm Tài chính).
Một câu hỏi được đặt ra là “Mức giới hạn 103 man tính theo thời điểm thực tế lương được chuyển vào tài khoản hay thời gian làm việc tạo ra số tiền lương đó?”. Nghĩa là lương tháng 12 năm nay sẽ nhận vào tháng 1 năm sau thì khoản thu nhập này có tính vào tổng thu nhập của năm nay không? Hãy cùng giải đáp thắc mắc này nhé.
Trường hợp lương tháng 12 được trả vào tháng 1 năm sau
Đa phần công ty ở Nhật thường sẽ trả lương mỗi tháng vào ngày 25 của tháng đó. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp một số công ty trả lương vào ngày 5 hoặc 10 của tháng sau. Khi đó, bạn sẽ nhận tiền lương của tháng 12 vào tháng 1 năm sau.
Theo quy định ở Nhật, trong trường hợp này, tổng thu nhập trong năm chỉ tính tới tháng 11; khoản tiền lương tháng 12 sẽ được tính vào thu nhập trong năm tiếp theo.
Do đó, bạn cần lưu ý thời gian trả lương của công ty để cân đối giờ làm, tránh để mức thu nhập vượt quá mức giới hạn giảm thuế ở Nhật.
Mức giới hạn giảm thuế ở Nhật 103 man và 150 man có gì khác nhau?
Nhằm khuyến khích chị em phụ nữ tích cực tham gia vào lực lượng lao động hơn; kể từ tháng 01/2018, chính phủ Nhật Bản đã ban hành một chế độ mới, nâng mức giới hạn giảm thuế ở Nhật từ 103 man/năm lên thành 150 man/năm. Theo đó, dù thu nhập của vợ vượt quá 103 man nhưng vẫn không quá mức 150 man; người chồng vẫn được hưởng khấu trừ thuế do có người phụ thuộc là 38 man trên tổng số thu nhập tính thuế.
Tuy nhiên, chị em nội trợ cũng cần lưu ý; dù chồng bạn vẫn được khấu trừ thuế nhưng khi thu nhập của bạn vượt quá 103 man/năm; bạn sẽ bị phát sinh các nghĩa vụ đóng thuế thị dân và thuế thu nhập. Vì vậy, bạn cần cân nhắc yếu tố này để tính toán cho mình phương án có lợi nhất.
Hy vọng bài viết này đã cung cấp những thông tin hữu ích về mức giới hạn giảm thuế ở Nhật; giúp du học sinh đi làm thêm và chị em nội trợ hiểu rõ hơn về các chế độ miễn giảm thuế và cách tính thu nhập trong năm. Dựa theo những thông tin này, bạn hãy tính toán và sắp xếp số giờ làm việc sao cho phù hợp; đảm bảo tốt nhất cho lợi ích của mình và gia đình nhé.
Chúc bạn thành công!
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về thuế hay các thủ thủ tục hoàn thuế ở Nhật, hãy liên hệ ngay với Dịch vụ Hoàn thuế – HSB JAPAN qua Hotline: 03-5937-2465 để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ một cách tận tình nhất.
KHAI THUẾ TRÊN ĐIỆN THOẠI – GIẢI PHÁP SIÊU TIỆN LỢI Ở NHẬT
Thời gian gần đây, Nhật Bản đã cho ra mắt hệ thống khai thuế trên điện thoại thông minh (smartphone).
Trước đây, người lao động ở Nhật phải đến cơ quan thuế kê khai hay sử dụng ứng dụng e-tax để khai thuế online trên máy tính khá phức tạp. Tuy nhiên, từ tháng 1/2020, người dân đã có thể kê khai thuế trên điện thoại ở Nhật. Giải pháp này sở hữu những tính năng vượt trội giúp thực hiện việc khai thuế nhanh chóng và tiện lợi hơn rất nhiều.
Hãy cùng HSB JAPAN tìm hiểu hệ thống này qua bài viết bên dưới nhé!
– Người có thu nhập hoặc lãi suất từ bất động sản.
– Người là giám đốc hay người thân của của giám đốc công ty gia đình; nhận lãi suất từ các khoản cho vay hoặc cho thuê bất động sản từ công ty đó.
– Người làm việc và nhận lương cố định tại 2 nơi trở lên; nơi có thu nhập thấp hơn (nơi không tiến hành làm điều chỉnh thuế cuối năm) vượt quá 20 vạn yên.
– Người kinh doanh cá nhân, freelancer có thu nhập trên 38 vạn yên.
– Người làm thêm một việc phụ và có thu nhập của công việc phụ trên 20 vạn yên.
– Người nhận lương hưu trên 400 vạn yên sau khi đã khấu trừ.
Đối tượng nên khai báo thuế ở Nhật
Những đối tượng trong nhóm này không bắt buộc phải kê khai thuế. Tuy nhiên, nếu khai thuế sẽ có khả năng làm xin hoàn thuế ở Nhật.
– Người đã được công ty làm thủ tục điều chỉnh thuế cuối năm, nhưng chưa khai các khoản khấu trừ; bao gồm gửi tiền cho gia đình, chi phí y tế, bảo hiểm, thai sản…
– Người đã được công ty làm thủ tục điều chỉnh thuế cuối năm, nhưng chưa khai các khoản khấu trừ; bao gồm gửi tiền cho gia đình, chi phí y tế, bảo hiểm, thai sản…
– Người nghỉ việc giữa chừng và chưa làm thủ tục điều chỉnh thuế cuối năm.
– Người có thu nhập nghỉ việc từ công ty cũ mà chưa khai báo.
– Người làm arubaito ở nhiều nơi cùng 1 lúc nhưng lại làm thủ tục trừ thuế (源泉徴収: gensen choshu) ở nơi làm việc không phải là công việc chính.
– Người làm arubaito, bị trừ thuế vào lương nhưng công ty không làm điều chỉnh thuế cuối năm.
– Người làm kinh doanh cá nhân bị thua lỗ. Theo quy định, người làm kinh doanh cá nhân có thu nhập dưới 38 vạn yên không cần kê khai thuế. Nhưng nếu kinh doanh thua lỗ, sau khi kê khai thuế thì có thể được giảm trừ thuế.
– Người có chi phí y tế trên 10 vạn yên, hoặc chịu thiệt hại về tài sản do thiên tai.
– Người đã đóng tiền quyên góp chẳng hạn như Furusato Nozei.
Đối tượng không cần khai báo thuế ở Nhật
– Người làm kinh doanh cá nhân có thu nhập dưới 38 vạn yên.
– Người làm công việc phụ (ngoài công việc chính) có thu nhập dưới 20 vạn yên.
– Người làm arubaito có tổng thu nhập từ 103 vạn yên trở xuống.
– Người là nhân viên công ty (bao gồm cả full time, part-time) được công ty đã làm thủ tục điều chỉnh thuế cuối năm.
– Người nhận lương hưu sau khi đã khấu trừ dưới 400 vạn yên; và có các thu nhập khác dưới 20 vạn yên.
Hệ thống khai thuế trên điện thoại ở Nhật
Kể từ tháng 1/2020, khi liên quan đến chi phí điều trị y tế và thủ tục yêu cầu hoàn thuế, người lao động ở Nhật có thể khai thuế trên điện thoại di động thông qua một hệ thống ứng dụng mới. Ứng dụng này không những giúp người nộp thuế; đặc biệt là lao động nước ngoài; có thể khai thuế bất cứ lúc nào mà còn rút ngắn thời gian làm thủ tục một cách đáng kể.
Bạn cần phải có một tài khoản cá nhân (ID) và mật khẩu để có thể sử dụng ứng dụng này. Thủ tục đăng ký tài khoản vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần mang giấy tờ tùy thân như bằng lái xe, thẻ ngoại kiều hoặc hộ chiếu…; đến các quầy thông tin ở bất kỳ cơ quan thuế nào tại Nhật là có thể xin cấp tài khoản để khai thuế trên điện thoại trong vòng chưa đầy 5 phút.
Có thể thấy, việc triển khai hệ thống khai thuế trên điện thoại thông minh ở Nhật là một thông tin đáng mừng cho người lao động; nhất là lao động nước ngoài ở Nhật. Điều này sẽ giúp đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian; tạo ra sự tiện lợi trong việc khai thuế cho người nộp thuế.
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về thuế và hoàn thuế ở Nhật thì hãy liên hệ ngay với HSB JAPAN qua Website: https://hoanthue.hsbjapan.com/ hoặc Hotline: 03-5937-2465; để được đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao của chúng tôi tư vấn và hỗ trợ tận tình nhé!
CÁCH ĐIỀN TỜ KHAI ĐIỀU CHỈNH THUẾ CUỐI NĂM Ở NHẬT – BẠN ĐÃ BIẾT?
Người lao động, kể cả lao động nước ngoài sẽ nhận được một tờ khai điều chỉnh thuế cuối năm ở Nhật gọi là Nenmatsu Chousei (年末調整).
Công dụng của tờ khai này chính là giúp bạn làm thủ tục điều chỉnh thuế; làm giảm tiền thuế cuối năm mà bạn cần phải đóng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách điền tờ Nenmatsu Chousei. Chính vì lý do đó, HSB JAPAN sẽ gửi đến bạn hướng dẫn cách điền tờ khai điều chỉnh thuế cuối năm qua bài viết này. Cùng tìm hiểu nhé!
Phần thông tin công ty trên tờ khai điều chỉnh thuế cuối năm ở Nhật
Với phần này, bạn sẽ điền thông tin công ty hoặc người trả lương cho bạn. Bao gồm: tên công ty, mã số, địa chỉ.
Ở phần này, bạn sẽ điền các thông tin cá nhân của mình như họ tên; ngày tháng năm sinh; địa chỉ nơi sống. Bạn cần lưu ý, với phần này trên tờ khai điều chỉnh thuế cuối năm ở Nhật; bạn phải đóng bằng con dấu của mình.
Phần thông tin bảo hiểm trên tờ khai điều chỉnh thuế cuối năm ở Nhật
Trong phần này, bạn sẽ điền thông tin các loại bảo hiểm ở Nhật đã mua. Chẳng hạn như bảo hiểm sinh mệnh, bảo hiểm động đất (nếu bạn đã mua nhà ở Nhật). Trong trường hợp bạn đã mua các loại bảo hiểm kể trên; cuối năm, công ty bảo hiểm sẽ gửi giấy xác nhận mua bảo hiểm cho bạn. Khi đó bạn có thể làm thủ tục để giảm thuế; tiền thuế giảm tối đa khi mua bảo hiểm là 16 man.
Tuy nhiên, phần lớn thực tập sinh và người lao động nước ngoài ở Nhật rất hiếm khi mua những loại bảo hiểm này. Đây là các bảo hiểm tự nguyện chứ không bắt buộc; khác với bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm lương hưu ở Nhật.
Đây là phần điền thông tin để giảm thuế tùy theo mức thu nhập của vợ hoặc chồng của bạn trong tờ khai.
Phần này chỉ dành cho những ai đã lập gia đình; các bạn nào chưa kết hôn thì có thể bỏ qua phần này nhé.
Trường hợp thu nhập của vợ/chồng từ 130 man cho đến 150 man
Khi nằm trong trường hợp này, bạn sẽ nhận được tiền giảm trừ thuế đặc biệt tùy theo từng mức thu nhập của vợ/chồng của bạn. Bạn sẽ được khấu trừ thuế một phần và sẽ giảm dần bớt đi theo từng nấc cho đến khi thu nhập của vợ/chồng bạn trên 150 man thì bạn sẽ không được giảm thuế nữa.
Ví dụ mức thu nhập của vợ bạn trong năm là 130 man thì số tiền thuế bạn được giảm sẽ là 11 man.
Trường hợp thu nhập của vợ/chồng dưới 130 man
Lúc này vợ/chồng sẽ được xem là người phụ thuộc của bạn. Bạn sẽ được miễn giảm thuế 38 man trong trường hợp này. Khi đó bạn phải điền thông tin vào phần phụ dưỡng người nhà trong tờ khai này.
Vì vậy, bạn chưa lập gia đình và cũng không mua bảo hiểm thì chỉ cần điền vào mục một và mục 2. Sau đó nộp cho công ty là xong.
Trên đây là hướng dẫn cách điền tờ khai điều chỉnh thuế cuối năm ở Nhật vô cùng đơn giản và dễ hiểu. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thể điền tờ khai này thật chính xác để có thể thủ tục miễn giảm thuế một cách thuận lợi.
Nếu bạn có bất cứ điều gì chưa rõ về thuế và thủ tục hoàn thuế ở Nhật thì dừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với HSB JAPAN qua Website: https://hoanthue.hsbjapan.com/ hoặc Hotline: 03-5937-2465 để được đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của chúng tôi hỗ trợ và giải đáp thắc mắc cho bạn nhé!
ĐỌC BẢNG TỔNG KẾT THU NHẬP VÀ THUẾ Ở NHẬT THẾ NÀO CHO ĐÚNG?
Thông thường vào cuối năm, người lao động sẽ nhận được bảng tổng kết thu nhập và thuế ở Nhật (源泉徴収票).
Tuy đây chỉ là một tờ giấy nhỏ bằng 1/2 tờ B5; nhưng nó chứa rất nhiều thông tin quan trọng bao gồm: tổng số tiền thu nhập trong năm của bạn; số tiền được khấu trừ thuế; số tiền thuế đã nộp; số tiền bảo hiểm đã đóng…
Vì có quá nhiều thuật ngữ chuyên môn, nên việc xem bảng tổng kết này khá khó khăn; đặc biệt là với người lao động nước ngoài ở Nhật. Hiểu được nỗi khổ tâm này của các bạn, HSB JAPAN sẽ hướng dẫn cách đọc và hiểu các thông tin trên bảng tổng kết thu nhập và thuế một cách chi tiết và dễ hiểu nhất. Xem ngay nhé!
Có rất nhiều loại thuế ở Nhật mà người lao động nước ngoài cần biết
Bảng tổng kết thu nhập và thuế ở Nhật mục 1: 支払金額
支払金額(しはらうきんがく)– Tổng thu nhập trong năm là mục đầu tiên bạn cần xem. Số tiền được ghi ở mục này chính là toàn bộ tiền thu nhập của bạn; đồng thời cũng chính là tổng thu nhập chịu thuế của bạn trong năm. Khoản tiền này là gồm có lương, tiền làm thêm giờ, tiền trợ cấp nhà ở, tiền thưởng cuối năm…
Tiền đi lại (通勤手当) là khoản thu nhập không chịu thuế; do đó sẽ không bao gồm trong mục này.
Bảng tổng kết thu nhập và thuế ở Nhật mục 2: 給与所得控除後の金額
Mục này thể hiện số tiền còn lại sau khi bớt đi phần giảm trừ chi phí để nhận lương. Khoản tiền này có liên quan đến cách tính số tiền bị đánh thuế; vì vậy sẽ có chút khó hiểu. Công thức tính:
Số tiền mục 2 = Số tiền mục 1 – Phần giảm trừ chi phí để nhận lương
Ví dụ, khi có một cửa hàng kinh doanh mang lại lợi nhuận; hàng tháng để vận hành cửa hàng này, bạn cần phải trả một số chi phí như tiền thuê mặt bằng; tiền điện; tiền nước… Tương tự như vậy, khi là nhân viên của một công ty hay nhà máy; bạn cũng sẽ tốn một số chi phí để làm việc như mua cặp; mua quần áo công sở/đồng phục… và rất nhiều các chi phí vô hình khác.
Do đó, không phải toàn bộ tiền ở mục 1 đều phải chịu thuế; bạn sẽ được khấu trừ phần chi phí này lại trước khi tính ra thu nhập chịu thuế.
Bảng tổng kết mục 3: 所得控除の額の合計額
Bên cạnh phần khấu trừ chi phí ở mục 2, bạn còn có một số khoản khác có thể được giảm trừ. Tổng số tiền giảm trừ khác sẽ được thể hiện ở mục 3 này.
Các khoản khấu trừ này bao gồm:
– 基礎控除 – Khoản khấu trừ cơ bản (Thông thường ai cũng được khấu trừ 38 man không bị tính thuế khỏi tổng thu nhập chịu thuế).
– 配偶者控除 – Khoản khấu trừ cho vợ (nếu vợ ko đi làm hoặc có thu nhập dưới 103 man/năm).
– 配偶者特別控除 – Khoản khấu trừ đặc biệt cho vợ/chồng (nếu vợ đi làm nhưng có thu nhập trên 103 man và dưới 160 man thì vẫn sẽ được khấu trừ nhưng ít hơn mức ở trên).
– 扶養控除 – Khoản khấu trừ khi có người phụ thuộc như bố mẹ ruột, bố mẹ vợ,…(Thông thường là cứ có 1 người phụ thuộc thì khoản thu nhập chịu thuế sẽ giảm 38 man).
Khoản khấu trừ này sẽ thay đổi khác nhau tùy theo từng trường hợp của mỗi người. Thông thường, người lao động Việt Nam ở Nhật sẽ có các khoản 配偶者控除, 配偶者特別控除, 扶養控除 và 基礎控除.
Bảng tổng kết thu nhập và thuế ở Nhật mục 4: 源泉徴収税額
Con số ở mục này thể hiện tổng số tiền thuế bạn đã nộp trong năm. Để tính ra được số này, bạn sẽ nhân thuế suất với số thu nhập chịu thuế được tính từ mục 1,2 và 3.
Bảng tổng kết thu nhập và thuế ở Nhật mục 5: 社会保険料等の金額
Tổng số tiền bạn đã đóng cho các loại bảo hiểm xã hội (社会保険料) trong năm sẽ được thể hiện ở mục này. Bao gồm: 健康保険料 – Bảo hiểm sức khỏe, 厚生年金保険料 – Bảo hiểm phúc lợi hưu trí và 雇用保険料 – Bảo hiểm lao động.
Trên đây là cách đọc bảng tổng kết thu nhập và thuế ở Nhật vô cùng đơn giản và dễ hiểu. Thực tập sinh và người lao động nước ngoài ở Nhật nên ghi nhớ cách trên để đọc và hiểu bảng tổng kết cuối năm của mình thật chính xác nhé!
Nếu bạn có vấn đề gì chưa rõ về thuế và bảo hiểm ở Nhật thì hãy liên hệ ngay với HSB JAPAN qua Website: https://hoanthue.hsbjapan.com/hoặc Hotline: 03-5937-2465để được giải đáp và hỗ trợ một cách tận tình nhất!
CÓ XIN ĐƯỢC VISA LAO ĐỘNG NHẬT KHI CHẬM ĐÓNG THUẾ THỊ DÂN?
Quên đóng hoặc chậm đóng thuế thị dân là những tình trạng thường gặp đối với những thực tập sinh và người lao động nước ngoài ở Nhật.
Thuế thị dân là loại thuế không nhỏ mà bất cứ ai khi sống ở Nhật cũng bắt buộc phải đóng. Do đó, nhiều người có xu hướng không tự giác và trì hoãn dẫn đến làm chậm trễ đóng thuế. Ngoài việc sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật ở Nhật; trễ hạn nộp thuế còn ảnh hưởng rất lớn đến việc xin visa lao động của thực tập sinh và kỹ sư nước ngoài ở Nhật.
Để biết chi tiết hơn về hình phạt và ảnh hưởng của việc chậm đóng thuế thị dân thì bạn hãy tham khảo ngay bài viết bên dưới nhé!
Quy trình xử lý trường hợp chậm đóng thuế
Nếu quá hạn đã ghi trong 納付書 nhưng cơ quan thuế vẫn chưa xác nhận được là bạn đã nộp thuế đầy đủ; bạn sẽ được nhận một tờ giấy nhắc nhở, gọi là 督促状 (GIẤY NHẮC ĐÓNG THUẾ).
Thông thường, giấy nhắc nhở được sử dụng với những người vô tình để quá hạn; do quá bận rộn mà quên thực hiện nghĩa vụ đóng thuế thị dân của mình. Vì vậy. khi nhận được tờ giấy này, bạn cần phải đi đóng thuế ngay lập tức nhé.
Tuy nhiên, nếu cơ quan thuế đã gửi giấy nhắc cho bạn vài lần nhưng bạn vẫn không đóng; dù cố tình hay vô ý thì bạn cũng sẽ được nhận loại giấy thứ hai, đó là 催告書 (GIẤY CẢNH CÁO). Lúc này mọi việc đã trở nên nghiêm trọng, ngoài việc phải đóng tiền thuế thị dân bắt buộc, bạn còn phải đóng thêm một khoản tiền phạt gọi là tiền chậm đóng thuế thị dân. Nếu bạn để càng lâu, số tiền phạt này sẽ tăng dần theo thời gian.
Sau khi đã bị cảnh cáo nhưng bạn vẫn cố tình và kiên quyết không nộp thuế, cơ quan thuế sẽ sử dụng các biện pháp mạnh để cưỡng chế. Họ sẽ điều tra và trưng thu thuế từ tài sản của bạn. Nếu là thực tập sinh và kỹ sư nước ngoài ở Nhật, thông thường bạn sẽ bị trừ trực tiếp từ tài khoản ngân hàng của mình.
Chậm đóng thuế thị dân ảnh hưởng đến việc xin visa ở Nhật
Nhiều người cố tình ngăn cản việc trưng thu thuế này bằng cách rút hết tiền ra khỏi tài khoản ngân hàng. Việc này sẽ dẫn đến một hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Bạn sẽ bị đưa vào danh sách đen của cơ quan thuế vụ. Điều này đồng nghĩa với việc bạn bị xem là không tôn trọng pháp luật Nhật Bản. Khi đó, nếu bạn muốn xin gia hạn hoặc chuyển đổi visa ở Nhật sẽ vô cùng rắc rối và khó khăn.
Một số lưu ý giúp phòng tránh chậm đóng thuế thị dân
Thời gian đóng thuế
Bạn cần lưu ý và ghi nhớ thời hạn đóng thuế thị dân của mình để thực hiện đóng thuế đúng và đủ một cách kịp thời. Từ đó tránh việc vi phạm nghĩa vụ nộp thuế làm ảnh hưởng đến việc xin gia hạn hoặc chuyển đổi visa ở Nhật.
Không được bỏ qua giấy tờ gửi từ chính quyền địa phương
Bạn không nên bỏ lỡ các giấy tờ của cơ quan hành chính địa phương gửi đến. Đây là những giấy tờ cung cấp nhiều thông tin quan trọng mà bạn cần nắm bắt.
Có thể thấy, việc chậm đóng thuế thị dân sẽ gây rất nhiều ảnh hưởng và hậu quả nghiêm trọng; đặc biệt là với các bạn thực tập sinh và kỹ sư nước ngoài muốn xin visa lao động ở Nhật. Do đó, bạn cần phải cân đối chi tiêu và để ý các giấy tờ thông báo từ cơ quan hành chính để thực hiện đóng thuế một cách đầy đủ và kịp thời nhé.
Các quy định về thuế ở Nhật khá phức tạp, khi mới sang Nhật chắc chắn bạn sẽ gặp không ít khó khăn với các vấn đề về thuế. Vì vậy, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ Ngay với HSB JAPAN qua Website: https://hoanthue.hsbjapan.com/ hoặc Hotline: 03-5937-2465 để được tư vấn, hỗ trợ và giải đáp thắc mắc một cách tận tình nhất.
CÁC HÌNH THỨC KÊ KHAI THUẾ Ở NHẬT ĐỂ THỤ LÝ HỒ SƠ XIN HOÀN THUẾ
Hiện nay, nhiều bạn vẫn chưa nắm hết các hình thức kê khai thuế ở Nhật dù đã sống tại Nhật một thời thời gian dài.
Như các bạn đã biết, các khoản thuế hàng tháng bạn phải đóng ở Nhật không hề nhỏ. Vì vậy ai cũng mong muốn có xin hoàn thuế, dù chỉ là một phần trong số tiền đã đóng.
Lúc này, việc kê khai thuế đóng một vai trò rất quan trọng. Đây là một thủ tục không thể thiếu để bạn có thể làm hồ sơ xin hoàn thuế.
Nhằm hỗ trợ cho người lao động, chính phủ Nhật cho phép một bạn lựa chọn khai thuế với một số hình thức sau đây. Bạn hãy nên cân nhắc; dựa trên điều kiện và trường hợp của mình; để lựa chọn một hình thức phù hợp; giúp bạn kê khai thuế một cách đơn giản và thuận lợi nhất nhé!
Đây là hình thức kê khai thuế ở Nhật được khuyến khích nhất. Bạn sẽ được người phụ trách hướng dẫn chi tiết các bước trong thủ tục khai báo; và làm sao để điền thông tin một cách chính xác nhất.
Với cách này, bạn sẽ đến sở thuế hoặc tòa thị chính địa phương; đi tới nơi hướng dẫn và đề xuất việc khai báo thuế. Thời gian để thực hiện thủ tục này thường sẽ vào khoảng từ giữa tháng 2 đến tháng 3 hàng năm.
Hình thức kê khai thuế online
Với hình thức kê khai thuế ở Nhật này, việc bạn cần làm là tải bản kê khai thuế trên trang web của sở thuế về. Sau đó in ra điền thông tin và gửi lại cho sở thuế địa phương để quyết toán.
Cách làm này sẽ tạo ra một số bất cập, bởi vì không phải ai cũng có máy in. Ngoài ra trong lúc tự kê khai, nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì thì bạn sẽ không biết phải hỏi ai. Tuy nhiên, với hình thức này, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức; đặc biệt là những bạn ở xa cục thuế; hoặc không thể sắp xếp thời gian đi làm thủ tục trong giờ hành chính.
– Bước 2: Nhấp vào nút “作成開発” để bắt đầu khai thuế.
– Bước 3: Lựa chọn khai thuế online qua E-Tax; hoặc in ra nộp trực tiếp hoặc gửi bưu điện đến sở thuế.
Hình thức kê khai thuế qua công ty làm việc
Hình thức kê khai thuế ở Nhật này được xem là cách đơn giản nhất. Bạn chỉ cần chờ đến cuối năm; trước khi bước sang năm mới; nhờ kế toán của công ty làm giúp thủ tục kê khai hoàn thuế.
Nếu được công ty trợ giúp thì còn gì bằng, giờ đây việc của bạn chỉ là chờ đợi. Sau đó, khoản tiền hoàn thuế sẽ được cộng dồn trực tiếp vào tháng lương tiếp theo của bạn.
Nếu công ty từ chối, thì bạn cần xin phiếu thống kê tổng tiền lương và tiền thuế đã bị trừ trong năm. Sau đó, lựa chọn một trong hai hình thức kê khai thuế ở Nhật bên trên để tự khai báo và xin hoàn thuế.
Trên đây là 3 hình thức kê khai thuế ở Nhật cho người lao động. Dù bạn là thực tập sinh hay kỹ sư nước ngoài; bạn vẫn có thể chọn bất cứ hình thức nào ở trên để khai báo và làm thủ tục hoàn thuế. Hãy cân nhắc và lựa chọn thông minh để có thể thực hiện việc khai thuế một cách đơn giản và thuận lợi nhất nhé!
Nếu bạn cảm thấy các quy định về thuế và thủ tục hoàn thuế ở Nhật quá phức tạp và bạn vẫn chưa thể nắm rõ, hãy liên hệ ngay với dịch vụ hoàn thuế của HSB JAPAN qua Hotline: 03-5937-2465. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn; đồng thời giúp bạn hiện các thủ tục hoàn thuế một cách nhanh chóng nhất!
QUY ĐỊNH VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NGƯỜI PHỤ THUỘC Ở NHẬT MỚI NHẤT 2020
Đăng ký người phụ thuộc ở Nhật là một trong những biện pháp giúp bạn có thể xin miễn giảm hoặc hoàn lại tiền đóng thuế trong thời gian sinh sống và làm việc ở đất nước này.
Như các bạn đã biết, có rất nhiều các loại thuế ở Nhật vô cùng đắt đỏ. Bất cứ ai sống trên lãnh thổ Nhật bản cũng có nghĩa vụ phải đóng thuế; thực tập sinh và người lao động nước ngoài cũng không phải là ngoại lệ. Để tiết kiệm chi phí và trang trải cho cuộc sống, việc xin miễn giảm và hoàn thuế là vô cùng cần thiết.
Với những lý do này, bạn cũng có thể thấy tầm quan trọng của việc nắm rõ các quy định và cách đăng ký người phụ thuộc ở Nhật đối với thực tập sinh và người lao động nước ngoài phải không nào. Hãy cùng HSB JAPAN tìm hiểu về những thông tin này qua bài viết bên dưới nhé!
Những quy định mới về việc đăng ký người phụ thuộc ở Nhật
Gần đây, chính phủ Nhật Bản đã đưa ra nhiều thay đổi trong quy định và chính sách đăng ký người phụ thuộc để làm thủ tục hoàn và giảm thuế. Những thay đổi sẽ được áp dụng kể từ năm 2020.
Không được chuyển tiền gộp về 1 người
Bạn cần phải chuyển tiền vào 2 tài khoản riêng biệt; ví dụ 1 tài khoản cho bố và 1 tài khoản cho mẹ. Bắt đầu từ 2020, chỉ có người có tên trên giấy chuyển tiền mới được nhận số tiền mà bạn gửi. Số tiền tối thiểu cần chuyển cho mỗi tài khoản là từ 5 đến 15 man.
Ví dụ nếu trước đây bạn chuyển 1 lượt 30 man/năm cho cả bố và mẹ thì giờ đây bạn phải tách ra chuyển thành 2 lần; mỗi lần 15 man vào 2 tài khoản với 2 tên chủ tài khoản khác nhau.
Bắt buộc chuyển tiền thông qua ngân hàng
Theo quy định mới, bạn bắt buộc phải chuyển tiền cho người phụ thuộc qua ngân hàng để có giấy xác nhận. Cách chuyển tay như trước đây sẽ không còn được chấp nhận.
Phí chuyển tiền qua các ngân hàng ở Nhật thường rất đắt. Vì thế, bạn có thể chuyển thông qua dịch vụ chuyển tiền uy tín CITY HSB; đảm bảo phí dịch vụ hợp lý, thủ tục đơn giản và thời gian nhận được tiền vô cùng nhanh chóng.
Thủ tục đăng ký người phụ thuộc ở Nhật
Để làm thủ tục đăng ký người phụ thuộc, bạn cần chuẩn bị một số giấy tờ cần thiết sau đây:
– Tờ khai 給与所得者の扶養控除等申告書
– Bản kê khai xác nhận quan hệ thân nhân
– Giấy khai sinh của bạn (bản sao)
– Đăng ký kết hôn của bạn (nếu có)
– Hộ khẩu có tên bạn và những thành viên có tên trong bảng kê khai quan hệ thân nhân
– CMND của bạn và các thành viên có tên trong bảng kê khai quan hệ thân nhân (bản sao)
Bạn cần lưu ý, tất cả giấy tờ phải được in hoặc photo 1 mặt trên khổ giấy A4; được công chứng tại UBND nơi gia đình bạn có hộ khẩu thường trú. Đối tượng bạn có thể đăng ký người phụ thuộc không chỉ là ba/mẹ, vợ/chồng mà còn có cả anh/chị/em ruột hoặc anh/chị/em dâu/rể (quan hệ 3 đời).
– Trên hóa đơn chuyển tiền phải ghi rõ tên người nhận theo đúng trong bảng đăng ký phụ thuộc
– Con nhỏ là đối tượng phụ thuộc nhưng vì không đủ tuổi mở tài khoản ngân hàng nên không phải là đối tượng được đăng ký hoàn thuế. Sau 16 tuổi, con bạn mới được tính giảm thuế.
– Tuy pháp luật Nhật không quy định phải gửi bao nhiêu tiền một năm, nhưng bạn nên gửi ít nhất 5 man/người.
– Cần có chứng nhận quan hệ với người phụ thuộc.
– Không quy định số người phụ thuộc.
– Người thân có thể nhận trợ cấp bao gồm bố, mẹ, vợ/chồng, anh chị em trong gia đình, và phải từ 16 tuổi trở lên. Cần kiểm tra xem người nhận trợ cấp có tên trong sổ hộ khẩu, giấy xác nhận nhân thân hay không.
– Mỗi người phụ thuộc được miễn giảm 380,000¥→ Hoàn thuế khoảng 19,300¥.
– Người phụ thuộc trong độ tuổi từ 18 đến 23 được miễn giảm 630,000¥ → Hoàn thuế khoảng 30,000¥.
– Người phụ thuộc trên 70 tuổi được miễn giảm 480,000¥ → Hoàn thuế khoảng 22,000¥ đến 25,000¥.
Hy vọng bạn đã phần nào nắm được các quy định cũng như cách đăng ký người phụ thuộc ở Nhật thông qua bài viết này. Nếu có đầy đủ điều kiện, bạn hãy đăng ký người phụ thuộc ngay để để giảm thiểu tối đa các chi phí khi sống ở Nhật nhé!
Nếu bạn có bất cứ gì về thủ tục đăng ký người phụ thuộc hay hoàn thuế ở Nhật, hãy liên hệ ngay với HSB JAPAN qua Website: https://hoanthue.hsbjapan.com/ hoặc Hotline: 03-5937-2465 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc một cách chi tiết nhất!
HSB JAPAN tự hào là một trong những đơn vị hàng đầu, chuyên hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản hoàn thành thủ tục Nenkin, thủ tục hoàn thuế thu nhập và miễn giảm thuế cư trú. Với bề dày kinh nghiệm về tư vấn tài chính – thuế và lương hưu, luật sư Yutoku Kudo cùng các cộng sự sẽ đứng ra làm thủ tục lấy lại 100% số tiền thuế và lương hưu mà người lao động đã đóng trong suốt quá trình làm việc tại Nhật Bản. Khi quý khách sử dụng dịch vụ chuyển tiền quốc tế của HSB JAPAN, chúng tôi sẽ cung cấp hóa đơn để làm miễn giảm thuế.
Nenkin lần 1: Miễn phí:
Thủ tục nhanh chóng – dễ dàng
Cam kết không phát sinh phí
Hoàn thuế thu nhập và miễn giảm thuế cư trú trong vòng 5 năm
CÁCH LẤY LẠI THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Ở NHẬT CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG CỰC NHANH
Nắm rõ thông tin về thuế thu nhập cũng như biết cách lấy lại thuế thu nhập cá nhân ở Nhật là vô cùng quan trọng và cần thiết đối với người lao động, đặc biệt là người lao động nước ngoài.
Tương tự như ở Việt Nam, bạn cũng phải đóng một khoản thuế thu nhập mỗi tháng khi làm việc và sinh sống ở Nhật. Tuy nhiên, có một số khoản thuế thu nhập mà bạn có thể xin hoàn lại tiền. Vì đây là những khoản phí không hề nhỏ; do đó bạn cần nắm rõ các thông tin về thuế thu nhập cá nhân cũng như hướng dẫn hoàn thuế tại Nhật trong bài viết này để bảo vệ quyền lợi cho mình; tránh mất tiền oan uổng nhé!
Những khoản thuế thu nhập cá nhân ở Nhật được hoàn lại
Tiền bảo hiểm thôi việc
Sau khi kết thúc thời hạn bảo hiểm tối thiểu từ 3 tháng và đã về nước không quá 2 năm theo quy định ở Nhật; các kỹ sư nước ngoài sẽ được nhận khoản tiền bảo hiểm thôi việc. Số tiền nhận lại tối thiểu sẽ là 2500 USD; tùy theo số tiền mà bạn đã đóng nhiều hay ít trong thời gian làm việc ở Nhật.
Ngoài bảo hiểm thôi việc, còn có rất nhiều loại bảo hiểm ở Nhật
Hoàn thuế từ số tiền trừ thuế
Thực chất số tiền này chính là tiền Nenkin lần 2. Chắc hẳn các bạn khi sinh sống và làm việc ở Nhật cũng biết Nenkin lần 2 chính là số tiền thuế thu nhập bị giữ lại khi bạn lấy Nenkin lần 1; chiếm 20% tổng số tiền Nenkin của bạn.
Để lấy lại khoản tiền thuế thu nhập này, bạn phải là người nước ngoài đã trở về nước; đã làm thủ tục lấy Nenkin lần 1 và có trong tay giấy Tsuchisho (時金支給決定通知書).
Số tiền bạn có thể nhận lại sẽ dao động trong khoảng từ 40.000 yên đến 200.000 yên; phụ thuộc vào số tiền Nenkin thực tế bạn đã đóng ở Nhật.
Tiền hoàn lại một phần thuế đã đóng theo hợp đồng lao động
Để có thể nhận lại khoản tiền thuế này, bạn cần phải là người chưa hề xin miễn giảm thuế trong khi làm việc và sinh sống ở Nhật. Bạn cần lưu ý, trong vòng 5 năm bạn phải làm thủ tục xin hoàn thuế. Nếu quá 5 năm, bạn sẽ không thể nhận lại số tiền này.
Tùy theo tiền thuế mà bạn đóng mỗi tháng khi ở Nhật, số tiền mà bạn nhận lại sẽ trong khoản 70.000 yên đến 140.000 yên.
Cách lấy lại thuế thu nhập cá nhân ở Nhật
Đối tượng xin hoàn thuế thu nhập cá nhân
Bạn phải nằm trong 2 trường hợp sau mới có thể xin hoàn thuế thu nhập cá nhân ở Nhật:
– Là người lao động nước ngoài hoặc người Nhật (có vợ/chồng là người nước ngoài); hiện đang sinh sống và làm việc ở Nhật.
– Là người có người phụ thuộc hoặc phải gửi tiền trợ cấp về quê nhà cho gia đình bằng hình thức chuyển tiền qua ngân hàng; có giấy xác nhận chuyển tiền.
Hướng dẫn cách lấy lại thuế thu nhập cá nhân ở Nhật
Để thực hiện thủ tục, trước hết bạn cần phải chuẩn bị một số giấy tờ cần thiết như:
– Phiếu thống kê tổng số tiền lương và số tiền thuế đã bị trừ trong năm.
– Phiếu kê khai người phụ thuộc
– Bản sao chứng minh nhân dân hoặc sổ hộ khẩu
– Hóa đơn chuyển tiền
– Thẻ ngoại kiều
– Tài khoản ngân hàng
– Giấy Gensen
Tùy vào sở thuế và cơ quan hành chính ở mỗi địa phương mà sẽ có những yêu cầu giấy tờ khác nhau. Trong trường hợp hồ sơ của bạn bị từ chối, hãy xin họ tờ 源泉徴収票 để có thể làm lại thủ tục kê khai xin hoàn thuế vào tháng 2.
Do đó, để chắc chắn, thay vị tự kê khai và xin hoàn thuế thu nhập; bạn có thể nhờ nhân viên pháp chế trong công ty hướng dẫn; hoặc thay bạn thực hiện cách lấy lại thuế thu nhập cá nhân ở Nhật.
Với những thông tin hoàn thuế và cách lấy lại thuế thu nhập cá nhân ở Nhật này, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về việc hoàn thuế thu nhập và biết cách thực hiện hiện thủ tục hoàn thuế. Chúc bạn hoàn thuế thu nhập cá nhân thành công và nhanh chóng nhé!
Trong trường hợp bạn vẫn chưa rõ và cách hoàn thuế hay cần một dịch vụ hoàn thuế chuyên nghiệp lấy lại tiền giúp bạn thì hãy liên hệ ngay với HSB JAPAN qua Hotline: 03-5937-2465 để được đội ngũ nhân viên với chuyên môn cao tư vấn và hỗ trợ nhé!
CÁC TRƯỜNG HỢP XIN GIẢM THUẾ THỊ DÂN Ở NHẬT NGƯỜI NƯỚC NGOÀI CẦN BIẾT
Nắm rõ những trường hợp và điều kiện được xin giảm thuế thị dân ở Nhật là vô cùng quan trọng và cần thiết đối với du học sinh, thực tập sinh hay người lao động nước ngoài.
Thuế thị dân (住民税) hay còn gọi là thuế cư trú, là một khoản thuế mà bất cứ ai sinh sống trên lãnh thổ Nhật Bản đều phải đóng. Có thể xin giảm tiền thuế này sẽ giúp bạn tiết kiệm được một số tiền không nhỏ. Bạn có thể dùng nó để trang trải cho các khoản chi tiêu khác trong cuộc sống ở Nhật.
Vậy với điều kiện hiện tại của bạn, thuế thị dân có xin giảm được không? Cách làm giảm thuế thị dân ở Nhật là gì? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi này.
Những trường hợp xin giảm thuế thị dân ở Nhật theo quy định chung
Nhằm hỗ trợ người dân có những hoàn cảnh và điều kiện đặc biệt; pháp luật Nhật đã quy định một số trường hợp được quyền xin khấu trừ thuế thị dân.
Khấu trừ người phụ thuộc
– Đối với độ tuổi từ 16 đến 18 hoặc 23 đến 69: số tiền khấu trừ là 380,000¥.
– Đối với độ tuổi từ 19 đến 22: số tiền khấu trừ là 630,000¥.
– Đối với trường hợp trên 70 tuổi: số tiền khấu trừ là 480,000¥.
Khấu trừ người khuyết tật
Với những người đóng thuế thị dân có vợ hoặc chồng bị khuyết tật thì sẽ được khấu trừ số tiền là 26万円.
Khấu trừ bảo hiểm
Nếu bạn tham gia bảo hiểm y tế, lương hưu, nhân thọ, động đất… thì bạn sẽ được khấu trừ số tiền bằng với số tiền đóng bảo hiểm (tuy nhiên sẽ có mức giới hạn tối đa số tiền được khấu trừ).
Xin giảm thuế thị dân ở Nhật cho người có thu nhập từ nước ngoài
Cách lấy lại thuế cư trú ở Nhật với những khoản thu nhập ở nước ngoài
Như các bạn đã biết, số tiền thuế thị dân phải đóng được tính dựa trên mức thu nhập năm trước đó của bạn. Để tránh việc đánh thuế 2 lần, nếu bạn có nguồn thu nhập ở nước ngoài và đã nộp thuế thu nhập và loại thuế tương ứng với thuế cư trú tại quốc gia đó, pháp luật Nhật Bản cho phép bạn khấu trừ mà miễn giảm khoản thu nhập mà bạn đã nộp thuế ở nước ngoài trước đó.
Với trường hợp này, cách lấy lại tiền thuế cư trú ở Nhật là bạn cần có đơn đề nghị xin được xem xét gửi đến Cục thuế quốc gia ở Nhật Bản.
Những trường hợp đặc biệt theo Hiệp ước thuế
Để tránh việc đánh thuế 2 lần, Nhật Bản đã ký Hiệp ước thuế với một số quốc gia khác. Hiệp ước này quy định một số trường hợp ngoại lệ đặc biệt về việc đóng thuế cư trú.
Nếu thực tập sinh và nghiên cứu sinh nước ngoài ở Nhật thỏa mãn một số yêu cầu theo quy định thì có thể được áp dụng chính sách miễn giảm thuế bằng cách nộp Giấy khai báo về Hiệp ước thuế đến cơ quan thuế và cơ quan hành chính thành phố, quận, huyện, thị xã. Bạn phải nộp giấy này trước ngày 15/3 mỗi năm; nếu không bạn sẽ không được thể thực hiện được thủ tục hoàn thuế cư trú ở Nhật.
Trường hợp được xin giảm thuế thị dân ở Nhật theo quy định của địa phương
Bên cạnh các trường hợp được quy định chung cho toàn lãnh thổ Nhật Bản trên, ở mỗi địa phương còn có thêm những chính sách và cách giảm thuế thị dân khác nhau. Có nơi được giảm hoàn toàn, có nơi giảm một nửa hoặc có nơi giảm 30% thuế thị dân…
Các trường hợp được địa phương quy định thường là các trường hợp gặp khó khăn trong việc đóng thuế chẳng hạn như thu nhập bị giảm đáng kể so với năm trước; người bị bệnh, bị thương và mất khả năng làm việc, người gặp thiên tai, tai họa…
Tuy nhiên, một điều quan trọng mà bạn cần lưu ý là sẽ không có ai thông báo cho bạn biết là bạn thuộc trường hợp được giảm thuế cư trú ở Nhật hay không. Bạn chỉ được hướng dẫn khi bạn chủ động hỏi. Vì vậy, việc nắm rõ các điều kiện được xin hoàn thuế thị dân ở Nhật là cực kỳ quan trọng.
Như bạn đã thấy, có rất nhiều trường hợp có thể xin giảm thuế thị dân ở Nhật và việc nắm rõ tất cả các điều kiện này là vô cùng cần thiết. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích thì hãy chia sẻ ngay với bạn bè; để cùng nhau bảo vệ quyền lợi của bản thân khi sinh sống ở Nhật nhé!
Bạn có đang thắc mắc về các loại thuế ở Nhật? Bạn muốn biết về cách hoàn thuế hoặc cần tìm dịch vụ hoàn thuế ở Nhật? Hãy liên hệ ngay với HSB JAPAN qua Hotline: 03-5937-2465. Đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao của chúng tôi sẽ tư vấn, hướng dẫn và giải đáp mọi thắc mắc của bạn một cách tận tình và chi tiết nhất!
BẬT MÍ CÁCH TÍNH HOÀN THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Ở NHẬT CỰC ĐƠN GIẢN
Hiện nay, nhiều thực tập sinh nước ngoài vẫn chưa nắm rõ cách tính hoàn thuế thu nhập cá nhân ở Nhật. Do đó, đã xảy ra nhiều trường hợp đóng thuế nhiều hơn so với số tiền cần đóng.
Vì lý do đó, bạn cần phải biết và hiểu rõ cách tính thuế thu nhập cá nhân cũng như số tiền mà bạn có thể được trả lại khi đóng dư để tránh mất tiền một cách oan uổng.
Cách tính thuế thu nhập cá nhân ở Nhật
Thuế thu nhập cá nhân là là một một trong các loại thuế phải đóng ở Nhật bắt buộc đối với tất cả những ai sống ở Nhật dù là người Nhật hay là người nước ngoài. Số tiền thuế thu nhập cá nhân phải đóng sẽ khác nhau tùy theo mức thu nhập hàng tháng của mỗi người.
Đối với những ai có mức thu nhập dưới 88 nghìn Yên một tháng thì sẽ không cần phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Và ngược lại, mức thu nhập trên 88,000 Yên một tháng sẽ bắt đầu bị tính thuế. Số tiền đóng thuế trong tháng sẽ được tính theo bảng thu thuế mà bộ tài chính Nhật Bản đưa ra.
Thu nhập thực tế và thu nhập chịu thuế khác nhau thế nào?
1. Thu nhập thực tế
Là tất cả các khoản thu nhập trong 1 năm (bao gồm cả tiền thưởng); trừ đi các khoản chi phí làm ra số thu nhập đó.
Chi phí đi lại, liên lạc và các chi phí trang thiết bị phục vụ cho công việc được gọi là chi phí làm ra thu nhập. Nếu bạn là chủ 1 doanh nghiệp thì chi phí này sẽ là tất cả các chi phí để vận hành công ty của bạn.
Thu nhập thực tế = Tổng thu nhập – Chi phí làm ra thu nhập
2. Thu nhập chịu thuế
Là số tiền thu nhập mà bạn phải đóng thuế; sau khi đã trừ ra các khoản như khấu trừ cơ bản; khấu trừ bảo hiểm và khấu trừ gia cảnh ra khỏi tổng thu nhập trong năm của bạn.
Các khoản khấu trừ miễn thuế sẽ được tính dựa theo các mốc trong bảng sau:
Thu nhập chịu thuế = Thu nhập thực tế – Các khoản khấu trừ miễn thuế – Các khoản khấu trừ thuế
Cách tính thuế thu nhập cá nhân cần đóng
Sau khi có số thu nhập chịu thuế bên trên, bạn sẽ tiếp so theo các mức ở bảng dưới
Trường hợp bạn có thu nhập 1 năm là 300万円 (25万円/tháng); chi phí làm ra thu nhập là 3万円, đóng bảo hiểm xã hội 12万円; không có người phụ thuộc.
– Thu nhập thực tế = 300 – 3 = 297万円 (trong mức từ 180万円 đến 360万円)
– Thu nhập chịu thuế = 297 – [(297 x 30%) + 18] – 12(Bảo hiểm xã hội) – 38(khấu trừ cơ bản) = 139万9000円 (trong mức dưới 195万円 nên sẽ chịu 5%)
– Thuế thu nhập cá nhân = 139万9000円 x 5% = 6万9500円
Cách tính hoàn thuế thu nhập cá nhân ở Nhật
Để thực hiện cách tính hoàn thuế thu nhập cá nhân; bạn cần phải xác định số tiền thuế thu nhập mà bạn cần phải đóng trong năm ở Nhật như trên. Nếu tổng số tiền bạn đóng trong vòng 12 tháng vượt quá số tiền thuế thu nhập phải đóng trong 1 năm theo quy định của chi cục thuế Nhật Bản thì bạn có thế lấy lại số tiền đóng dư. Lúc này bạn cần đi làm thủ tục khai báo thuế 確定申告 để được hoàn thuế thu nhập cá nhân đã đóng thừa.
Có thể thấy, trên đây là cách tính hoàn thuế thu nhập cá nhân ở Nhật; cũng như là cách tính thuế thu nhập cá nhân cần đóng vô cùng đơn giản và dễ hiểu. Bạn hãy nắm rõ các thông tin này để bảo vệ quyền lợi của mình; không để rơi vào trường hợp đóng dư và mất tiền một cách oan ức nhé.
Chúc bạn thành công!
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về thuế thu nhập cá nhân và các hoàn thuế thu nhập cá nhân ở Nhật thì hãy liên hệ ngay với dịch vụ hoàn thuế ở Nhật của HSB JAPAN qua Website: https://hoanthue.hsbjapan.com/ hoặc Hotline: 03-5937-2465 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc một cách chi tiết nhất!
THỦ TỤC HOÀN THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Ở NHẬT CHO THỰC TẬP SINH, KỸ SƯ
Là thực tập sinh và kỹ sư tại Nhật Bản, bạn nhất định phải biết thủ tục hoàn thuế thu nhập cá nhân ở Nhật.
Chắc hẳn rằng khi đi làm việc, công tác tại Nhật Bản dù là thực tập sinh hay kỹ sư lao động cũng đều phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Dĩ nhiên, có thu nhập thì phải đóng thuế. Ở Nhật quy định, nếu thu nhập của bạn trên 130 man một năm, bạn sẽ phải đóng thuế thu nhập cho phần tiền vượt quá mức 130 man đó.
Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng vì sau 4 năm, bạn hoàn toàn có thể xin lấy lại số tiền thuế thu nhập này với thủ tục mà HSB JAPAN sẽ hướng dẫn bạn bên dưới. Cùng xem nhé!
Làm thủ tục hoàn thuế thu nhập cá nhân ở Nhật thế nào?
Sẽ có 2 cách làm thủ tục lấy lại tiền thuế thu nhập đã đóng cho bạn lựa chọn:
– Tự kê khai thuế
– Nhờ đại diện thuế ở Nhật đứng ra xin lại thuế thu nhập bạn đã đóng
Bên cạnh thuế thu nhập, thuế cư trú cũng là một loại thuế mà thực tập sinh, kỹ sư nước ngoài cần quan tâm
Thực hiện thủ tục hoàn thuế thu nhập cá nhân ở Nhật bằng cách tự khai thuế
Với cách này, bạn có thể đến trực tiếp cơ sở thuế để kê khai thuế thu nhập cá nhân của mình. Ngoài ra, bạn cũng có thể kê khai trên internet. Thông thường, thời gian làm thủ tục hoàn thuế thu nhập là trong khoảng giữa tháng 2 và tháng 3 hàng năm. Sau khi hoàn tất đầy đủ hồ sơ và thủ tục; thời gian bạn có thể nhận lại tiền sẽ vào khoảng cuối tháng 4.
Giấy tờ cần thiết để làm thủ tục hoàn thuế thu nhập cá nhân ở Nhật
1. Giấy gensen (源泉徴収票)
2. Hóa đơn chuyển tiền
3. Thẻ / Sổ ngân hàng
Tiền thuế được hoàn lại sẽ chuyển trực tiếp vào tài khoản ngân hàng của bạn. Nên Sở thuế sẽ yêu cầu bạn cung cấp thông tin của tài khoản Ngân hàng để thực hiện chuyển khoản.
4. Thẻ ngoại kiều
5. Sổ hộ khẩu
Cách nộp hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân ở Nhật
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và giấy tờ cần thiết, bạn hãy đem toàn bộ đến chi cục thuế phụ trách ở địa phương bạn đang sinh sống. Khi đến nơi, bạn hãy đến bàn tiếp dân (uketsuke) và nói “kampu shinkoku shitai desukedo…” để được hướng dẫn các bước tiếp theo cần làm.
Tại quầy làm việc (madoguchi), bạn sẽ được nhận và được hướng dẫn điền một số giấy tờ cần thiết. Vào khoảng đầu năm, từ tháng 1 đến tháng 4, là thời điểm tốt nhất để hoàn thuế. Tại các Chi cục thuế người dân thường sẽ đến rất đông. Do đó bạn hãy thu xếp thời gian để đi làm hồ sơ thật hợp lý để có thể hoàn thành thủ tục nhanh nhất.
Nhờ một đại diện quản lý Thuế xin lại Thuế thu nhập
Nếu như bạn không có nhiều thời gian, hoặc tiếng Nhật chưa thành thạo. Bạn có thể tìm đến các công ty đại diện Quản lý Thuế uy tín; có luật sư chuyên ngành để hỗ trợ bạn làm mọi thủ tục.
HSB JAPAN cùng cộng sự gồm các luật sư, chuyên gia cố vấn thuế dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý về nghiệp vụ thuế. Chúng tôi đã đại diện cho hàng ngàn khách hàng cá nhân cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ của người nước ngoài; giải quyết các vấn đề liên quan đến thuế tại Nhật Bản.
Hoàn thuế thu nhập, thuế cư trú, thuế bảo hiểm quốc dân chỉ được hoàn lại ở một số địa phương.
Hoàn thuế thu nhập 20% bị truy thu từ tiền lương hưu được chi trả một lần (lương hưu phúc lợi, công đoàn).
Hoàn thuế thu nhập trong trường hợp thôi việc (chưa làm điều chỉnh cuối năm). Chúng tôi không những giúp quý khách giảm tối đa số thuế phải nộp cho chính phủ Nhật; mà còn giúp hoàn lại số tiền Thuế đã bị truy thu ở các năm trước với sự hỗ trợ toàn diện; đem lại sự tiện lợi, đảm bảo và minh bạch cho quý khách hàng.
Đối với các bạn du học sinh muốn hoàn thuế
Khi đến sở Thuế cần mang theo giấy tờ đã nêu ở trên :
– Gensen (源泉徴収票)
– Sổ ngân hàng
– Thẻ lưu trú và các giấy tờ tùy thân cần thiết
Làm thế nào để có tờ 源泉徴収票?
Thường thì vào cuối năm các ở chỗ làm thêm họ sẽ đưa tờ phiếu này cho mình. Trong trường hợp không nhận được tờ phiếu này; bạn hãy nói với chủ tiệm chỗ bạn làm để xin cấp lại.
Hoặc vào mỗi dịp cuối năm, các bạn hãy nói với chủ tiệm chỗ làm thêm (年末調整をお願いできますか?)nếu họ đồng ý làm cho mình thì việc tiếp theo là chỉ việc chờ vào đợt nhận lương lần tới sẽ được cộng thêm 1 khoản tiền (số tiền thuế mà mình đã bị trừ trong 1 năm vừa qua).
Qua bài viết trên,HSB JAPAN đã hướng dẫn các bạn du học sinh thủ tục hoàn thuế thu nhập ở Nhật cực kỳ đơn giản và dễ hiểu. Các loại thuế phí ở Nhật vô cùng đắt đỏ, vì vậy các bạn hãy ghi nhớ các thủ tục hoàn thuế này để lấy lại tiền và tiết kiệm chi phí cho cuộc sống sinh viên ở Nhật nhé!
Nếu bạn cần hỗ trợ hoặc đang cần thực hiện thủ tục hoàn thuế thì hãy liên hệ với dịch vụ hoàn thuế ở Nhật uy tín – chuyên nghiệp – an toàn của HSB JAPAN qua Hotline: 03-5937-2465 để được tư vấn và hướng dẫn một cách tận tình nhất!
TẠI SAO NÊN LỰA CHỌN DỊCH VỤ HOÀN THUẾ Ở NHẬT BẢN – HSB JAPAN?
Để được hoàn thuế ở Nhật Bản, bạn cần phải làm rất nhiều hồ sơ và thủ tục phúc tạp. Nếu không có kinh nghiệm và biết làm thủ tục đúng cách, bạn rất dễ rơi vào các trường hợp phải làm đi làm lại hồ sơ vì bị thiếu sót hoặc sai quy định. Điều này có nguy cơ dẫn đến việc quá hạn xin hoàn thuế ở Nhật và bạn sẽ mất cơ hội nhận lại một số tiền không nhỏ.
Do đó, lựa chọn một đơn vị cung cấp dịch vụ hoàn thuế ở Nhật uy tín như là HSB JAPAN là một giải pháp vô cùng thích hợp. Dịch vụ của chúng tôi sẽ giúp bạn hoàn thiện mọi thủ tục cần thiết để có thể xin miễn giảm thuế và nhận lại tiền hoàn thuế một cách nhanh nhất, tránh việc tốn nhiều chi phí, công sức và thời gian quý báu của bạn.
Giới thiệu về Công ty HSB JAPAN
Được thành lập vào tháng 9 năm 2009 tại Tokyo – Nhật Bản, HSB JAPAN là một công ty tư vấn đa ngành, hướng tới cộng đồng người ngoại quốc tại Nhật Bản. Chúng tôi cung cấp các các dịch tư vấn và hỗ trợ toàn diện về lấy tiền Nenkin, thủ tục hoàn thuế, chuyển tiền kiều hối, visa, bất động sản và đầu tư.
HSB JAPAN kết hợp với công ty chuyển tiền Japan Money Express (JME), cùng cố vấn thuế là ông Yutoku KUDO, với hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc tại tập đoàn tài chính MIZHUHO, tập đoàn ALICO JAPAN. Ông là một trong những ủy viên cố vấn thuế vùng Kanto, là thành viên hội liên đoàn luật sư quốc tế, là cố vấn luật, thuế cho các doanh nghiệp Nhật Bản tại Thái lan,Philippin, Myanmar và Việt Nam.
Với đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp và có trình độ chuyên môn cao của mình, chúng tôi đã hỗ trợ hàng nghìn người nước ngoài với các dịch vụ toàn diện và đáng tin cậy để giải quyết những vấn đề của họ khi sinh sống, học tập và làm việc ở Nhật Bản một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Lý do nên lựa chọn dịch vụ hoàn thuế ở Nhật Bản của HSB JAPAN
Dịch vụ hoàn thuế ở Nhật Bản của HSB JAPAN có gì?
– Hoàn thuế thu nhập 20% bị truy thu từ tiền lương hưu được chi trả một lần (lương hưu phúc lợi, công đoàn).
– Hoàn thuế thu nhập trong trường hợp thôi việc (chưa làm điều chỉnh cuối năm).
– Hoàn thuế thu nhập, thuế cư trú, thuế bảo hiểm quốc dân chỉ được hoàn lại ở một số địa phương.
Ngoài việc giảm tối đa số thuế phải nộp, HSB JAPAN còn giúp khách hàng hoàn lại số tiền thuế đã bị truy thu ở các năm trước với sự hỗ trợ toàn diện, đem lại sự tiện lợi, đảm bảo và minh bạch cho quý khách hàng.
Từ 2013 đến nay văn phòng chúng tôi đã hỗ trợ thành công cho hàng ngàn khách hàng lấy lại được 100 % tiền thuế bị truy thu hoặc miễn giảm. Được sự tin dùng và đánh giá cao của nhiều khách hàng.
Những ưu điểm vượt trội mà dịch vụ hoàn thuế ở Nhật Bản của HSB JAPAN mang đến cho khách hàng
– Đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản.
– Thủ tục, hồ sơ được đối ứng đa ngôn ngữ.
– Dịch vụ đáng tin cậy, nhanh chóng và minh bạch. Giúp khách hàng tiết kiệm chi phí, công sức và thời gian. Khách hàng sẽ nhận tiền hoàn thuế một cách nhanh chóng và an toàn nhất.
– Hỗ trợ tư vấn khách hàng mọi lúc, 24/7, kể cả các ngày lễ, Tết.
– Luôn nhận được sự hỗ trợ chu đáo và tận tâm nhất.
– Sự an toàn và bảo mật của khách hàng là ưu tiên hàng đầu.
– Không thành công sẽ không lấy phí.
– Tiếp cận công ty một cách dễ dàng. Hiện tại, chúng tôi có 2 văn phòng tại Tokyo và văn phòng đại diện tại Hà Nội (Việt Nam).
Với những ưu điểm nổi trội và sự thành công trong những năm gần đây, dịch vụ hoàn thuế ở Nhật Bản của HSB JAPAN chắc chắn sẽ là sự lựa chọn đúng đắn và hàng đầu của quý khách hàng.
Nếu quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ hoặc cần hỗ trợ và tư vấn về các vấn đề thuế và hoàn thuế thì hãy liên hệ ngay với HSB JAPAN qua Website: https://hoanthue.hsbjapan.com/ hoặc Hotline: 03-5937-2465 để được tư vấn và hỗ trợ một cách tốt nhất.
Ngoài ra, quý khách hàng cũng có thể đến trực tiếp văn phòng đại diện của Công ty HSB JAPAN tại:
Văn phòng tại Nhật Bản
HSB JAPAN Co Ltd
Địa chỉ: HSB JAPAN 1600023 東京都 新宿区 西新宿 7ー6ー8 アイアイ ビル 3F
Tel: 03-5937-2465
Fax: 03- 5937-2468
Văn phòng tại Hà Nội
Địa chỉ: Số nhà 87A – Ngõ 254 Minh Khai – Hoàng Mai – Hà Nội
Tel/Fax: 024-6670- 2797
CÁC LOẠI THUẾ PHẢI ĐÓNG Ở NHẬT NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ DU HỌC SINH CẦN BIẾT
Việc tìm hiểu và nắm rõ các loại thuế phải đóng ở Nhật là vô cùng cần thiết, nếu như bạn có ý định hoặc đang chuẩn bị đến học tập và làm việc ở xứ sở hoa anh đào. Ở Nhật Bản, có khá nhiều các khoản thuế bắt buộc, dù cho bạn có là người nước ngoài nhưng khi sinh sống ở Nhật thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế.
Vậy các khoản thuế phải đóng ở Nhật là gì và cách tính tiền đóng thuế như thế nào? Hãy cùng HSB JAPAN giải đáp những thắc mắc của bạn qua bài viết này nhé!
Các loại thuế phải đóng ở Nhật
Thông thường, các loại thuế du học sinh Nhật phải đóng và thuế thực tập sinh Nhật Bản đều có 2 loại cơ bản chính là thuế thị dân và thuế thu nhập.
Thuế thị dân
Thuế thị dân (市民税)hay còn gọi là Thuế cư trú (住民税)là khoản thuế mà bất cứ ai khi sinh sống ở Nhật có mức thu nhập vượt mức quy định 1 triệu Yên 1 năm phải đóng cho cơ quan thuế của địa phương. Điều này nhằm góp phần duy trì các dịch vụ phúc lợi xã hội tại địa phương đó; chẳng hạn như các dịch vụ thu gom rác thải, giáo dục, phòng cháy chữa cháy…
Thuế thu nhập
Thuế thu nhập cá nhân Nhật Bản (所得税)là loại thuế dành cho tất cả những người có thu nhập trên 87,500 Yên/tháng hoặc 1,030,000 Yên/năm.
Cách tính các loại thuế phải đóng ở Nhật
Thuế thực tập sinh Nhật Bản và các loại thuế du học sinh Nhật phải đóng cơ bản như thuế thị dân và thuế thu nhập; thường được tính dựa trên mức thu nhập năm trước của mỗi cá nhân. Vào năm đầu tiên khi bạn vừa sang Nhật và có mức thu nhập bằng 0 thì bạn không cần lo lắng về các loại thuế phải đóng ở Nhật này.
Thuế thị dân
Thuế thị dân sẽ được chia thành 2 mức tính: thuế thành phố và thuế tỉnh (quận). Mức thuế sẽ được áp dụng vào ngày 01/01 hàng năm.
Thuế thị dân
Bình đẳng
Tính trên thu nhập chịu thuế
Thuế thành phố
3500 Yên
6%
Thuế tỉnh
2000 Yên
4%
Bình đẳng: khoản tiền đảm bảo sự bình đẳng cho tất cả mọi người.
Tính trên thu nhập chịu thuế: là khoản tiền thuế cần đóng được tính dựa trên mức thu nhập.
Thuế thị dân bạn cần đóng sẽ là tổng cộng của cả 2 khoản tiền trên. Tùy vào từng thành phố và tỉnh mà mức thuế sẽ chênh lệch trong khoảng tối đa 500 yên (bình đẳng) và 0.025% (tính trên thu nhập chịu thuế).
Thuế thu nhập
Công thức tính thuế thu nhập:
Thuế thu nhập = [(Thu nhập – Chi phí để có được thu nhập – Chi phí khác) x Phần trăm thuế] – Mức thuế được miễn
Trong đó, chi phí khác bao gồm các khoản phí như bảo hiểm xã hội, phí phụng dưỡng một ai đó (nếu có)…
Các loại thuế phải đóng ở Nhật được thu như thế nào?
Nếu bạn đang làm cho các công ty, nhà máy, xí nghiệp thì các khoản thuế thực tập sinh Nhật bản sẽ được trừ trực tiếp vào tiền lương hàng tháng.
Nếu bạn là sinh viên và đang đi làm thêm thì các loại thuế du học sinh Nhật phải đóng sẽ được cơ quan thuế tính tổng theo năm. Sau đó giấy báo tiền thuế và hạn nộp thuế sẽ được gửi đến bạn theo dạng 納付書 (のうふしょ) vào tháng 6 năm sau.
Trên đây là các loại thuế phải đóng ở Nhật cơ bản nhất mà tất cả các thực tập sinh và du học sinh cần phải biết. Hy vọng với những thông tin này, bạn đã có thể hiểu rõ hơn về các khoản thuế phải đóng ở Nhật và cách tính tiền thuế cần đóng để có thể thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và không vi phạm pháp luật ở Nhật.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các loại thuế và việc đóng thuế ở Nhật, hãy liên hệ với dịch vụ hoàn thuế ở Nhật –HSB JAPAN qua Website: https://hoanthue.hsbjapan.com/ hoặc Hotline: 03-5937-2465 để được tư vấn và hỗ trợ một cách tốt nhất nhé!
CÁCH LẤY LẠI THUẾ CƯ TRÚ Ở NHẬT “CỰC DỄ” MÀ AI CŨNG CÓ THỂ THỰC HIỆN
Cách lấy lại thuế cư trú (住民税) ở Nhật là một thông tin vô cùng quan trọng đối với những du học sinh và thực tập sinh nước ngoài đang học tập và làm việc ở Nhật Bản.
Hàng tháng, dù là người nước ngoài nhưng bạn vẫn phải đóng một khoản thuế cư trú khá đắt đỏ; nếu bạn có mức thu nhập đạt đủ điều kiện theo quy định. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tài chính của bạn.
Vậy thuế cư trú ở Nhật có lấy lại được không? Thủ tục xin hoàn thuế cư trú ở Nhật như thế nào? Qua bài viết này, HSB JAPAN sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.
Điều kiện và đối tượng có thể thực hiện cách lấy lại thuế cư trú ở Nhật
Để hỗ trợ cho người dân sống ở Nhật; kể cả người Nhật và người nước ngoài; pháp luật Nhật Bản quy định một số trường hợp có thể làm thủ tục hoàn thuế cư trú ở Nhật. Đa phần những đối tượng này đều là những người gặp khó khăn trong việc đóng thuế.
Người đang nhận bảo hiểm thất nghiệp
Thuế thị dân (住民税) sẽ được miễn giảm khi bạn đang trong tình trạng thất nghiệp. Tuy nhiên số tiền thuế được miễn giảm sẽ khác nhau tùy theo quy định riêng ở mỗi địa phương. Bạn cần phải tra cứu trên trang thông tin hoặc liên hệ trực tiếp đến cơ quan địa phương; nơi mà bạn đang sinh sống ở Nhật; để biết được tình hình cụ thể.
Nếu bạn là du học sinh hay thực tập sinh nước ngoài, bạn nên nắm rõ những loại bảo hiểm ở Nhật cần phải đóng
Đối tượng có thu nhập năm nay thấp hơn năm trước
Như các bạn đã biết, thuế cư trú được tính dựa trên mức thu nhập cá nhân của bạn ở năm trước. Do đó, trong năm hiện tại, vì một lý do nào đó mà thu nhập của bạn bị giảm đi một cách đáng kể so với năm trước; khi đó bạn có quyền thực hiện cách nhận lại thuế cư trú ở Nhật.
Bạn cũng cần lưu ý, không phải bất cứ trường hợp nào bị giảm thu nhập cũng có thể xin hoàn thuế. Điều này còn phụ thuộc vào những điều kiện khác nhác ở mỗi địa phương.
Người khuyết tật, vị thành niên, góa chồng/góa vợ
Ở một vài địa phương cho phép miễn giảm thuế cư trú với những trường này. Bạn cần kiểm tra thông tin chi tiết tại địa phương bạn ở để tránh mất quyền lợi nhé.
Những người bị ảnh hưởng bởi thiên tai, tai họa
Khi bạn gặp phải thiên tai, tai họa như lũ lụt hay hỏa hoạn thì bạn có thể thực hiện cách lấy lại thuế cư trú ở Nhật. Số tiền bạn có thể nhận sẽ khác nhau tùy vào mức độ thiệt hại mà bạn đã gánh chịu. Tương tự như các đối tượng trên, trường hợp này cũng phụ thuộc vào quy định ở mỗi địa phương khác nhau.
Cách lấy lại thuế cư trú ở nhật
Mặc dù quy định về việc hoàn thuế khác nhau tùy theo mỗi địa phương; nhưng về cách lấy lại tiền thuế cư trú ở Nhật không có quá nhiều thay đổi. Để làm thủ tục xin hoàn thuế cư trú ở Nhật, bạn cần chuẩn bị một số giấy tờ sau:
– すべての預貯金等金融資産の額を確認する書類(通帳・残高証明書または預貯金証書など) (các loại giấy tờ chứng minh số tiền bạn đang có).
– 状態を確認することができる書類(雇用保険受給資格者証の写しなど) (giấy xác nhận tình trạng của các bạn (Ví dụ như giấy tờ chứng minh bạn đang nhận bảo hiểm thất nghiệp).
– 当年の所得金額(見込)を確認する書類(収支内訳書など) (giấy xác nhận thu nhập của bạn (giấy ghi thông tin chi tiết về tình trạng thu chi của bạn).
Lưu ý rằng bạn cần phải làm đơn trước thời hạn quy định nữa nhé!
Trên đây là điều kiện và cách lấy lại thuế cư trú ở Nhật; khá đơn giản và dễ hiểu đúng không nào. Việc nắm bắt các thông tin hoàn thuế là vô cùng hữu ích để bảo vệ quyền lợi của bản thân khi sinh sống ở Nhật Bản. Chúc bạn xin hoàn thuế cư trú ở Nhật thành công!
Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì về thuế hoặc gặp khó khăn khi thực hiện các thủ tục về thuế ở Nhật, hãy liên hệ ngay với HSB JAPAN qua Website: https://hoanthue.hsbjapan.com/ hoặc Hotline: 03-5937-2465 để được đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm tư vấn và hỗ trợ bạn một cách tận tình nhất nhé!
CÁCH LẤY LẠI TIỀN BẢO HIỂM Ở NHẬT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI SIÊU ĐƠN GIẢN
Sau khi về nước có lấy lại được tiền bảo hiểm không? Cách lấy lại tiền bảo hiểm ở Nhật như thế nào? Đây là những câu hỏi mà người lao động nước ngoài sau khi kết thúc hợp động lao động và về nước thường thắc mắc.
Để trả lời cho những câu hỏi trên, các bạn hãy cùng với HSB JAPAN xem qua bài viết này nhé!
Bảo hiểm hưu trí (Nenkin)
Trong tất cả các loại bảo hiểm ở Nhật mà bạn phải đóng hàng tháng, đây là loại bảo hiểm mà bạn có thể xin hoàn tiền lại khi trở về nước sau thời gian làm việc và học tập ở Nhật. Đối với người Nhật, sau khi nghỉ hưu họ sẽ nhận được khoản tiền trợ cấp hàng tháng nếu như đã đóng đầy đủ tiền bảo hiểm hưu trí trong thời gian làm việc.
Tuy nhiên đối với người lao động nước ngoài, họ sẽ không ở lại Nhật mãi đến lúc nghỉ hưu nên sẽ được hoàn lại phí bảo hiểm hưu trí này khi trở về nước.
Cách lấy lại tiền bảo hiểm ở Nhật
Điều kiện để nhận lại tiền bảo hiểm hưu trí
Cách lấy lại tiền bảo hiểm ở Nhật yêu cầu người lao động cần có những điều kiện sau:
– Hiện tại không sinh sống ở Nhật Bản
– Lao động không mang quốc tịch Nhật Bản
– Chưa từng nhận tiền Nenkin (bao gồm cả tiền trợ cấp thương tật)
– Thời gian nộp tiền Nenkin trên 6 tháng
Hồ sơ cần thiết
– Sổ Nenkin.
– Tờ khai hoàn tiền bảo hiểm Nenkin.
– Giấy xác nhận tài khoản ngân hàng ở Việt Nam (nếu bạn là người Việt), bao gồm:Tên chủ sở hữu, tên ngân hàng, chi nhánh, số tài khoản có chứng nhận của ngân hàng.
– Bản sao hộ chiếu (bao gồm trang đóng dấu ngày xuất cảnh rời Nhật lần cuối cùng).
– Hồ sơ có thể xác nhận không còn địa chỉ ở nhật bản (Bản sao có xóa thông tin trên phiếu cư trú như bên dưới).
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ mọi giấy tờ cần thiết, bạn hãy gửi toàn bộ hồ sơ đến cơ quan Nenkin ở Nhật. Nếu không có bất cứ trục trặc gì, bạn sẽ nhận được lại được tiền bảo hiểm hưu trí trong vòng từ 3 đến 4 tháng.
Số tiền bảo hiểm có thể nhận lại
Theo quy định của Nhật Bản, tiền bảo hiểm Nenkin sẽ được hoàn lại theo 2 lần gọi là Nenkin lần 1 và Nenkin lần 2. Đối với cách lấy lại tiền bảo hiểm ở Nhật trên bạn chỉ có thể lấy tiền Nenkin lần 1 là 79.58% số tiền bảo hiểm bạn đã đóng. 20.42% còn lại bạn sẽ phải thông qua dịch vụ lấy Nenkin ở Nhật mới có thể làm thủ tục hoàn tiền.
Ngoài bảo hiểm, bạn cũng nên biết về những lưu ý về việc hoàn thuế ở Nhật
Những lưu ý cần biết khi xin lấy lại tiền bảo hiểm ở Nhật
Để có thể thực hiện cách lấy lại tiền bảo hiểm ở Nhật trên được dễ dàng, bạn nên lưu ý một số thông tin quan trọng sau đây:
– Bạn chỉ có thể xin lấy lại tiền bảo hiểm hưu trí trong vòng 2 năm kể từ ngày không còn cư trú ở Nhật. Vì vậy, bạn nên cân nhắc thời gian làm thủ tục hoàn tiền bảo hiểm ngay khi về Việt Nam.
– Đối với những người nhận được quyền tái nhập cảnh, trước khi rời Nhật họ cũng có thể lấy lại tiền bảo hiểm hưu trí khi nộp giấy thuyên chuyển cho cơ quan chính quyền địa phương.
Có thể thấy cách lấy lại tiền bảo hiểm ở Nhật không hề khó. Bạn đừng nên ngại rắc rối mà bỏ qua việc hoàn tiền này vì số tiền mà bạn có thể nhận lại không hề nhỏ. Chúc bạn có thể lấy lại được tiền bảo hiểm hưu trí một cách dễ dàng và thành công!
Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì hay gặp vấn đề gì trong việc xin hoàn tiền thuế và bảo hiểm ở Nhật, hãy liên hệ với HSB JAPAN qua Hotline: 03-5937-2465. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục hoàn thuế và lấy tiền bảo hiểm ở Nhật; đồng thời cung cấp dịch vụ hoàn thuế ở Nhật và dịch vụ lấy Nenkin chuyên nghiệp, an toàn và nhanh chóng. Cam kết không thành công không lấy tiền!
4 LƯU Ý VÀNG GIÚP THỰC TẬP SINH THÍCH NGHI NHANH VỚI CUỘC SỐNG Ở NHẬT
Các bạn thực tập sinh thường mất không ít thời gian để làm quen với cuộc sống ở Nhật. Điều này là không thể tránh khỏi. Chắc chắn khi đến một đất nước xa lạ để làm việc và học tập, ai cũng sẽ gặp khá nhiều bất cập về ngôn ngữ, văn hóa và thói quen sống sống.
Hiểu được khó khăn này của các bạn thực tập sinh và kỹ sư nước ngoài ở Nhật; thông qua bài viết sau, HSB JAPAN sẽ bật mí cho các bạn 4 lưu ý quan trọng giúp bạn có thể thích nghi nhanh và tốt hơn với cuộc sống mới của mình. Xem ngay nhé!
Vấn đề ngôn ngữ trong cuộc sống ở Nhật
Tất nhiên khi mới sang sinh sống ở một đất nước mới, ngôn ngữ là vấn đề lớn nhất bạn sẽ phải đối mặt đầu tiên. Không biết tiếng Nhật sẽ tạo cho bạn một tâm lý lo lắng, ngại giao tiếp, không tự tin và sợ đủ thứ. Nhiều bạn vì không rành tiếng Nhật nên lúc nào cũng ngu ngơ và trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác. Điều này là vô cùng bất tiện và bất lợi cho bạn.
Tiếng Nhật của bạn càng tệ, bạn lại càng ngại giao tiếp và thu mình lại và khi đó tiếng Nhật của bạn lại càng chẳng thể nào tiến bộ được. Rơi vào tình trạng này, cuộc sống ở Nhật của bạn sẽ rất nhàm chán và bạn sẽ cảm thấy vô cùng áp lực khi phải sống ở đây.
Ngôn ngữ có thể là rào cản nhưng đừng lấy nó làm cái cớ cho sự lười biếng và ỷ lại nhé. Bạn cần phải quyết tâm thay đổi. Hãy tìm hiểu và tự thực hiện các thủ tục hành chính, tự chuyển khoản ngân hàng… tự làm tất cả mọi. Đừng lo sợ sẽ làm sai, hãy cho phép mình được mắc lỗi, bạn sẽ học và tiến bộ rất nhanh từ những lần “vấp ngã” đó.
Với những cách này, tiếng Nhật của bạn không hẳn sẽ cải thiện thần tốc; nhưng ít ra bạn cũng đã vận dụng nó thường xuyên hơn. Và hơn hết là bạn đã có thể tự tin giao tiếp và sử dụng tiếng Nhật; có thể tự làm mọi việc mà không phải phụ thuộc vào bất cứ ai. Lúc này, bạn sẽ cảm thấy bản thân mình đã hoàn nhập được với cuộc sống ở Nhật Bản.
Khi bạn đến Nhật học tập và làm việc thì ngoài thời gian đến trường và đi làm, bạn hãy dành thời gian để ra ngoài, đi dạo và quan sát học hỏi mọi thứ từ cuộc sống xung quan. Những kiến thức này sẽ thực tế hơn rất nhiều những điều bạn xem qua sách vở.
Nhiều bạn thực tập sinh chia sẻ rằng họ thường quan sát và ghi nhớ các cung đường, tên đường khi di chuyển trên tàu điện hàng ngày; mỗi khi đến một nơi ở mới, họ sẽ đi dạo xung quanh xem xem siêu thị ở đâu, có tiệm thuốc gần đó không, giá cả thế nào, bán gì và không bán gì…; khi thấy có gì lạ hay mới, họ sẽ chụp hình lại và về nhà tra trên mạng xem đó là gì…
Với những cách này, khả năng tiếng Nhật của bạn sẽ được cải thiện đáng kể; không những thế, bạn sẽ cảm thấy gần gũi hơn với cuộc sống ở Nhật. Vì vậy, bất cứ lúc nào rảnh rỗi, đừng nằm ở nhà mà hãy đi dạo chơi; quan sát những thói quen sinh hoạt của mọi người xung quanh mình; cách cuộc sống ở xứ sở hoa anh đào vận hành như thế nào… Hãy kiên trì thực hiện những việc này, bạn sẽ thích nghi với cuộc sống mới cực nhanh đấy.
Tích cực đọc, tự tìm hiểu và tra cứu mọi thứ
Thông thường các bạn trẻ hiện nay khá lười đọc và tự tìm hiểu những vấn đề mình không biết. Các bạn thường chỉ hỏi và nhờ trợ giúp từ những người xung quanh; những ai có thể giúp bạn giải quyết vấn đề; dù vấn đề của bạn hoàn toàn dễ dàng để tìm kiếm trên mạng.
Nếu bạn cũng nằm trong những trường hợp trên, hãy thay đổi ngay nhé. Nếu có gì thắc mắc và không biết, hãy thử tự tìm hiểu; đọc từ đầu đến cuối những thông tin mà bạn tìm được. Có thể bạn sẽ không thể hiểu hết toàn bộ, nhưng ít ra bạn sẽ hình dung được sơ lược nội dung của nó. Lần sau nếu bạn gặp từ tương tự, bạn sẽ dễ dàng nhớ lại. Với cách này, bạn sẽ có thể chủ động hơn và ghi nhớ mọi thứ kỹ hơn và lâu hơn thay vì cứ đi hỏi người khác.
Nhật Bản có rất nhiều thứ tiến bộ và hiện đại hơn Việt Nam; vì vậy bạn đừng chỉ giới hạn mình trong cộng đồng người Việt tại Nhật. Bạn hãy thử, trải nghiệm và học hỏi thêm từ việc sử dụng những dịch vụ, sản phẩm mới; tích cực tham gia các hoạt động của người Nhật. Hãy kết bạn với nhiều người bản xứ; bạn sẽ nhận được rất nhiều kiến thức, thông tin mới và hữu ích từ những người bạn này.
Những trải nghiệm này sẽ trở thành kiến thức và hành trang của bạn. Đi nhiều, hiểu nhiều, thu thập được nhiều thông tin, vốn hiểu biết của bạn sẽ phong phú hơn. Khi đó bạn sẽ có nhiều điều để chia sẻ và kể với mọi người xung quanh; tạo thuận lợi cho việc hòa nhập với cuộc sống ở Nhật Bản. Đừng để lãng phí thời gian và cơ hội của mình đấy.
Trên đây là 4 điều cần lưu ý trong cuộc sống ở Nhật; đối với thực tập sinh và kỹ sư nước ngoài. Bạn hãy ghi nhớ và ứng dụng thật tốt những lưu ý trên để có thể nhanh chóng thích nghi và có một quãng thời gian sống tuyệt vời ở Nhật nhé!
Thuế là vấn đề bạn cũng cần phải lưu ý vì tiền thuế ở Nhật không hề nhỏ. Bạn cần phải làm thủ tục hoàn thuế nếu như có đầy đủ điều kiện. Hãy liên hệ ngay với Dịch vụ hoàn thuế ở Nhật – HSB JAPAN để được tư vấn và hỗ trợ những thông tin về thuế và hoàn thuế ở Nhật.
MẸO GIÚP TIẾT KIỆM CHI PHÍ SINH HOẠT Ở NHẬT CHO THỰC TẬP SINH – PHẦN 1
Chi phí sinh hoạt ở Nhật là khá đắt đỏ so với thu nhập của thực tập sinh nước ngoài. Vì vậy bạn cần phải tiết kiệm, và giảm thiểu tối đa những khoản chi phí này.
Một số mẹo sau đây sẽ giúp bạn thực hiện được điều đó. Tùy vào mức thu nhập, nhu cầu chi tiêu mà mục tiêu của mỗi người khác nhau; số tiền tiết kiệm được cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, những mẹo này sẽ giúp bạn tiết kiệm được từ từ 1 đến 2 man/tháng đấy. Tham khảo ngay nhé!
Khi ở khu vực Kanto, tỉnh Yamanashi và khu vực phía đông tình Shizuoka, các bạn sẽ có cơ hội sử dụng gói khuyến mãi để tiết kiệm tiền điện của ENEOS (Tập đoàn công nghiệp điện lực Tokyo; chuyên cung cấp điện cho khu vực Kanto, tỉnh Yamanashi và khu vực phía đông tỉnh Shizuoka).
Công ty cung cấp một gói khuyến mãi có tên là Vプラン với thời hạn hợp đồng ít nhất 1 năm. Bạn có thể tham khảo bảng so sánh giá điện sau đây để dễ hình dung hơn.
Lượng điện tiêu thụ
Giá điện của TEPCO
Giá điện của ENEOS
120kWh đầu tiên
19.52 ¥/kWh
19.52 ¥/kWh
120kWh ~ 300kWh
26.00 ¥/kWh
24.09 ¥/kWh
300kWh trở lên
30.02 ¥/kWh
25.75 ¥/kWh
Có thể thấy bạn sẽ tiết kiệm được một khoản kha khá so với khi sử dụng điện của Tepco; đặc biệt càng tiết kiệm hơn là vào những ngày hè nóng nực bạn cần sử dụng điều hòa rất nhiều. Ngoài ra, với những bạn sử dụng ô tô hay xe máy khi mua xăng dầu và trả bằng thẻ của ENEOS, bạn sẽ được giảm giá 1 ¥/lít. Nếu bạn không có ô tô hay xe máy, bạn có thể chọn những thẻ liên kết với ENEOS khác để tích điểm như thẻ của ANA, Viewcard…
Hơn thế nữa, nếu bạn ký hợp đồng 2 năm, từ năm 1 đến năm 2 bạn sẽ được giảm thêm 0.2 ¥/kWh; và từ năm 3 trở đi sẽ giảm thêm là 0.3 ¥/kWh. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, nếu bạn chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, bạn phải đóng phí phạt là 1080 ¥.
Tiết kiệm tiền điện thoại
Tiền điện thoại di động một tháng của một người bình thường sử dụng ở Nhật sẽ vào khoảng 1 đến 2 man. Thay vì cắt giảm chi phí ăn uống, thực phẩm, giảm chi phí điện thoại sẽ hợp lý và hiệu quả hơn rất nhiều cho việc tiết kiệm chi phí sinh hoạt ở Nhật.
Hiện nay ở Nhật có rất nhiều gói dịch vụ điện thoại giá rẻ cho các bạn lựa chọn. Nếu sử dụng những loại sim giá rẻ này, bạn chỉ cần phải trả tiền điện thoại không quá 5000 yên mỗi tháng. Theo nhu cầu khác nhau của mình, các bạn có thể lựa chọn một trong những gói sau:
– SMS 付き SIM: SIM sử dụng SMS
– データ通信専用 SIM: SIM sử dụng dung lượng data
– 音声通話 SIM: SIM sử dụng để nghe gọi
Ngoài ra, các bạn cũng có thể lựa chọn các loại sim giá rẻ theo nhà mạng mà bạn đang sử dụng.
– Docomo: Rakuten Mobile, Biglobe, LineMobile
– AU: Mineo, IIJmio, UMobile
– Softbank: UMobile
Giảm tiền thực phẩm trong chi phí sinh hoạt ở Nhật
Chi phí ăn uống luôn là khoản chi phí cần thiết, tốn kém và khó để tiết kiệm, tuy nhiên vẫn có cách giúp bạn giảm bớt khoản chi phí này. Mấu chốt là bạn chỉ cần mua đủ những thứ cần thiết, tránh lãng phí.
Có 2 mẹo nhỏ giúp bạn tiết kiệm chi phí thực phẩm là lựa chọn siêu thị giá rẻ và mua đồ theo set. Để vừa có thể tiết kiệm chi phí và thời gian, thay vì mỗi ngày đều đi siêu thị mua đồ thì bạn có thể lên danh sách những món cần mua cho cả tuần và mua hết một lần. Ở Nhật có một số dịch vụ cung cấp thực phẩm theo set; những loại hình này rất được ưa chuộng. Giá của những set này khá rẻ so với khi bạn mua từng món riêng lẻ. Bạn có thể đặt hàng trên web và nhận hàng thông qua chuyển phát; chi phí vận chuyển hầu như đều miễn phí.
Sử dụng ATM / chuyển khoản ở những ngân hàng không tính phí dịch vụ
Tương tự như ở Việt Nam, ở Nhật cũng có một số ngân hàng khi bạn sử dụng ATM rút tiền hay chuyển khoản sẽ bị mất phí. Giả sử mỗi tháng bạn mất một khoản phí dịch vụ ngân hàng nho nhỏ là 430 yên thì một năm bạn sẽ mất khoảng 5000 yên. Lúc này bạn có thể thấy nó chiếm một khoản không nhỏ trong chi phí sinh hoạt ở Nhật rồi đấy.
Do đó, để tránh mất khoản phí này, bạn nên sử dụng các ngân hàng miễn phí chi phí dịch vụ; chẳng hạn như SBI Bank hay Sony Bank.
Đây là 4 mẹo nhỏ nhưng vô cùng hữu ích trong việc tiết kiệm chi phí sinh hoạt ở Nhật. Bạn đã có thể tiết kiệm được một khoản kha khá rồi đấy. Để tìm hiểu thêm nhiều mẹo hơn và tiết kiệm thêm được nhiều khoản chi phí hơn nữa, các bạn hãy tham khảo tiếp phần 2 nhé!
Thuế là một khoản chi phí đắt đỏ ở Nhật. Bạn cũng có thể tiết kiệm khoản tiền này bằng cách làm thủ tục hoàn thuế. Vậy còn chần chờ gì mà không liên hệ ngay với Dịch vụ Hoàn thuế chuyên nghiệp của HSB JAPAN để được hoàn thuế đi nào!
– Hoàn thuế thu nhập, thuế cư trú, thuế bảo hiểm quốc dân chỉ được hoàn lại ở một số địa phương
– Hoàn thuế thu nhập 20% bị truy thu từ tiền lương hưu được chi trả một lần (lương hưu phúc lợi, công đoàn)
– Hoàn thuế thu nhập trong trường hợp thôi việc (chưa làm điều chỉnh cuối năm)
Chúng tôi không những giúp quý khách giảm tối đa số thuế phải nộp cho chính phủ Nhật mà còn giúp hoàn lại số tiền Thuế đã bị truy thu ở các năm trước với sự hỗ trợ toàn diện, đem lại sự tiện lợi, đảm bảo và minh bạch cho quý khách hàng.
Lý do chọn HSB JAPAN
– Từ 2013 đến nay văn phòng chúng tôi đã hỗ trợ thành công cho hàng ngàn khách hàng lấy lại được 100% tiền thuế bị truy thu hoặc miễn giảm.
– Được sự tin dùng và đánh giá cao của nhiều khách hàng.
Đây là quyền lợi mà các bạn dược hưởng nhưng không phải ai cũng biết. Điều kiện cần là bạn phải gửi tiền về trợ cấp cho gia đình tại quê nhà bằng hình thức chuyển tiền qua ngân hàng, công ty chuyển tiền quốc tế.
Số tiền thuế có thể xin hoàn lại hàng năm sẽ phụ thuộc vào số người nhận tiền trợ cấp từ bạn.
Ví dụ:Thu nhập 1 năm là khoảng 2,714,539 yên thì thuế thu nhập khoảng 55,300 yên, thuế cư trú khoảng 106,500 yên.
Nếu gửi tiền trợ cấp về cho 3 người thì 1 năm bạn có thể hoàn lại được: 55,300 + 106,500 = 161,800 yên.
Số người nhận tiền
Thuế thu nhập được nhận lại
Thuế cư trú năm sau được giảm
Tổng tiền thuế thu nhập và thuế cư trú
1 người
¥ 19,000
¥ 35,000
¥ 54,000
2 người
¥ 38,000
¥ 70,000
¥ 108,000
3 người
¥ 57,000
¥ 105,000
¥ 162,000
*Bảng này được tính tương đối, dựa theo công thức tính thuế của Sở Thuế tại Nhật Bản.
THỦ TỤC GIẢM THUẾ VÀ HOÀN THUẾ Ở NHẬT
Để xin hoàn thuế, bạn cần phải chuẩn bị những giấy tờ sau:
1. Giấy Gensen (源泉所得税: げんせんちょうしゅうひょう).
2. Hóa đơn chuyển tiền cho người thân ở Việt Nam.
3. Ảnh chụp thẻ ngoại kiều (Mặt trước và mặt sau).
4. Ảnh chụp Sổ hộ khẩu, giấy đăng kí kết hôn bản gốc và bản dịch sang tiếng Nhật.
5. Ảnh chụp thẻ ngân hàng ở Nhật.
Tuỳ vào sở thuế (税務署 – Zeimusho) và cơ quan hành chính địa phương (市・区役所 – Shi・ Kuyakusho) mà mỗi nơi sẽ có những yêu cầu khắt khe về nhiều loại giấy tờ khác nhau, nhưng về cơ bản thì đây là những thứ bạn cần phải chuẩn bị.
Tất cả cá nhân đang sống và làm việc ở Nhật đều phải có nghĩa vụ đóng thuế thu nhập (所得税: しょとくぜい). Số tiền thuế phải đóng sẽ phụ thuộc vào mức thu nhập hàng năm.
Người có thu nhập dưới 130 vạn yên / năm sẽ không phải đóng thuế thu nhập.
Du học sinh, thực tập sinh và người đi làm tại các công ty có hợp đồng thì thuế sẽ được trừ thẳng vào lương. Nếu đi làm tại các công ty không có hợp đồng thì sẽ phải tự kê khai thuế và phải nộp trước ngày 15 tháng 3 của năm tài khoá tiếp theo. Nếu bạn nộp thuế ở Nhật bằng cách chuyển khoản qua ngân hàng thì hạn nộp sẽ là giữa tháng 4.
THUẾ CƯ TRÚ (住民税: じゅうみんぜい)
Thuế thị dân住民税 (じゅうみんぜい) hay còn gọi là thuế cư trú, đây là loại thuế ở Nhật mà người dân sinh sống tại chính địa phương đó phải nộp cho cơ quan thuế của địa phương nhằm góp phần duy trì các dịch vụ phúc lợi – xã hội tại địa phương đó như các dịch vụ giáo dục, thu gom rác thải, phòng cháy chữa cháy,…Đây là khoản thuế mà mọi cá nhân có thu nhập trong một năm vượt trên mức giới hạn quy định (103 vạn yên/năm) đều phải nộp, bất kể bạn là sinh viên, du học sinh hay người lao động nước ngoài
Thuế thị dân được tính dựa trên thu nhập của năm trước đó. Do đó khi mới sang Nhật các bạn kỹ sư, thực tập sinh, du học sinh năm đầu tiên bằng 0, nên sẽ không phải đóng khoản thuế này. Tuy vậy, sang năm thứ hai, cơ quan thuế sẽ dựa vào thu nhập của bạn trong năm trước đó để tính khoản thuế phát sinh.
DỊCH VỤ HOÀN THUẾ Ở NHẬT BẢN
Hỗ trợ toàn diện dịch vụ hoàn thuế thu nhập – miễn giảm thuế cư trú cho người nước ngoài đang sinh sống tại Nhật Bản hoặc đã về nước trong vòng 5 năm.
HSB JAPAN TRỞ THÀNH ĐỐI TÁC VÀ ĐƠN VỊ PHÂN PHỐI ĐỘC QUYỀN DỊCH VỤ BẢO HIỂM MIRAI CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI NHẬT BẢN
Từ ngày 15/08/2020 công ty HSB JAPAN vinh dự được tập đoàn bảo hiểm MIRAI NHẬT BẢN chỉ định là đối tác chiến lược và nhà phân phối độc quyền sản phẩm bảo hiểm cho người Việt Nam đang sinh sống và làm việc Nhật Bản.
Bảo hiểm MIRAI áp dụng cho tất cả các loại visa tại Nhật Bản ngắn hạn và dài hạn từ 6 tháng trở lên: Visa du lịch, visa lao động, visa kỹ sư, visa gia đình, visa tị nạn…..
Để biết thêm chi tiết xin vui lòng liên hệ phòng tư vấn bảo hiểm!
THÔNG BÁO THAY ĐỔI THỜI HẠN NHẬN TIỀN NENKIN LÊN 5 NĂM
Theo thông tin mới nhất từ sở hưu trí Nhật Bản từ tháng 01/04/2021 thời gian nhận lại tiền hưu trí (Nenkin) cho người lao động nước ngoài tại Nhật Bản nâng thời hạn từ 3 năm lên 5 năm.
Thay đổi này áp dụng đối với các đối tượng lao động ngắn hạn như: TTS, TOKUTEIGINO, KỸ SƯ.
Để biết thêm chi tiết xin vui lòng liên hệ phòng Nenkin – Thuế của công ty HSB JAPAN.
https://www.facebook.com/NenkinThueHsb/
THÔNG BÁO NHẬN HÓA ĐƠN CHUYỂN TIỀN LÀM HOÀN THUẾ
Kính gửi quý khách hàng, vào tháng 10 hàng năm các công ty – nghiệp đoàn bắt đầu yêu cầu nhân viên và người lao động chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ để hoàn thiện thủ tục hoàn thuế. Trong đó, hóa đơn chuyển tiền về Việt Nam là giấy tờ vô cùng quan trọng để sở thuế quyết định số tiền thuế quý khách sẽ phải đóng trong năm tới hoặc số tiền sẽ được hoàn lại.
Để được cung cấp đầy đủ hóa đơn “Chuyển Tiền” và tư vấn chi tiết các thủ tục hoàn thuế xin vui lòng liên hệ phòng Chuyển Tiền City HSB và cung cấp các thông tin sau, công ty sẽ gửi hóa đơn về địa chỉ quý khách theo yêu cầu của quý khách.
Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, địa chỉ nhà, địa chỉ email….
NHỮNG LƯU Ý NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT VỀ VIỆC HOÀN THUẾ Ở NHẬT
Nắm rõ việc hoàn thuế ở Nhật là điều vô cùng quan trọng, vì dù bạn là thực tập sinh hay là du học sinh thì cũng đều chịu rất nhiều các khoản thuế phải đóng ở Nhật vô cùng đắt đỏ. Tiền hoàn thuế tuy không nhiều nhưng có thể giúp bạn ổn định cuộc sống và trang trải những mối lo về tài chính khi sinh sống ở Nhật.
Đối tượng xin hoàn thuế ở Nhật
Theo quy định pháp luật, người có thể xin lấy lại tiền hoàn thuế tại Nhật là những người lao động nước ngoài; hoặc người Nhật có vợ hoặc chồng là người nước ngoài đã và đang làm việc tại bất cứ nơi nào trên đất nước Nhật Bản.
Điều kiện xin hoàn thuế ở Nhật
Bạn là đối tượng được xin hoàn thuế không thôi vẫn chưa đủ. Bạn cần phải đáp ứng được những điều kiện cơ bản sau mới có thể nhận lại tiền hoàn thuế tại Nhật Bản:
– Làm việc ở Nhật trên 1 năm và có tham gia đóng đủ các loại Thuế thu nhập và thuế thị dân
– Trong thời gian làm việc có gửi tiền về trợ cấp cho gia đình, người thân ở Việt Nam qua ngân hàng hoặc các công ty dịch vụ chuyển tiền hợp pháp.
Các khoản thuế được hoàn lại ở Nhật
Khoản 1
Trong khoản 1, tiền hoàn thuế ở Nhật mà người lao động nhận được là tiền trợ cấp từ chế độ trợ cấp thôi việc, thất nghiệp (失業保険). Thông thường, bạn sẽ nhận được khoản tiền này trong vòng 1 năm tính từ ngày nghỉ việc. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể gia hạn nếu bạn thuộc một số trường hợp đặc biệt sau:
– Đang phải chăm sóc người thân trong gia đình.
– Ra nước ngoài (theo hình thức tình nguyện hoặc theo vợ/chồng ra nước ngoài làm việc).
– Phụ nữ đang mang thai, sinh con hoặc nuôi con nhỏ.
– Đang bị thương tật hoặc bị bệnh.
Số tiền trợ cấp sẽ được tính theo mức lương của bạn trước khi nghỉ việc theo công thức sau:
Số tiền trợ cấp 1 ngày = (Tổng tiền lương của 6 tháng trước khi nghỉ việc) ÷ 180
Và số tiền mà bạn nhận được trong một ngày sẽ không vượt quá những mức quy định sau:
Độ tuổi
Số tiền trợ cấp cơ bản 1 ngày tối đa
~29 tuổi
6,395 yên
30~44 tuổi
7,100 yên
45~59 tuổi
7,810 yên
60~64 tuổi
6,808 yên
Đối với trường hợp nghỉ việc do công ty phá sản, thanh lý hợp đồng, về hưu…, thông thường bạn sẽ nhận được khoản tiền này trong vòng 1 tháng tính từ sau khi hoàn tất thủ tục. Nếu bạn tự ý nghỉ việc hoặc bị sa thải, đuổi việc, thời gian nhận tiền trợ cấp sẽ lâu hơn. Thông thường sẽ mất khoảng 4 tháng thì số tiền này mới có thể đến được tay người nhận.
Khoản 2
Lương hưu Nenkin chính là số tiền hoàn thuế ở Nhật trong khoản 2 này. Người lao động sẽ được lấy lại số tiền này sau khi về nước. Thời gian để bạn hoàn thành tất cả các thủ tục và gửi sang Nhật để nhận lại số tiền này là trong vòng 2 năm kể từ khi bạn về nước. Bạn sẽ được nhận từ 200,000 yên đến 800,000 yên hoặc hơn trong khoản 2 này; tùy theo số năm tham gia đóng bảo hiểm Nenkin và mức lương của bạn khi làm việc ở Nhật Bản.
Khoản 3
Tiền mà người lao động được nhận lại trong khoản 3 là tiền hoàn thuế ở Nhật theo quy định (thuế thị dân và thuế thu nhập cá nhân). Những khoản thuế này bạn sẽ có thể xin miễn giảm hoặc khấu trừ nếu bạn có những điều kiện đặc biệt được quy định trong điều luật của Nhật Bản với từng loại thuế trên.
Số tiền bạn có thể được nhận lại sẽ dao động tùy theo số tiền thuế hàng tháng, hoặc sẽ được khấu trừ trực tiếp hàng tháng trước khi tính ra số tiền thuế mà cần phải đóng.
Có thể thấy, những khoản tiền hoàn thuế ở Nhật mà bạn có thể nhận lại là không nhỏ. Nó có thể giúp ích rất nhiều cho bạn trong quá trình sinh sống ở Nhật và ngay cả khi đã trở về nước. Nếu bạn có đủ điều kiện để xin giảm hoặc hoàn thuế thì nhất định không được bỏ qua quyền lợi này nhé.
Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về các quy định hoàn thuế ở Nhật hoặc có bất kỳ thắc mắc nào về thủ tục xin hoàn thuế thì hãy liên hệ ngay với dịch vụ hoàn thuế ở Nhật của HSB JAPAN qua Hotline: 03-5937-2465 để được hỗ trợ và tư vấn nhé!
CÁC LOẠI BẢO HIỂM Ở NHẬT MÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG CẦN PHẢI ĐÓNG
Hàng tháng, các thực tập sinh đều bị mất một khoản tiền trong thu nhập để đóng bảo hiểm ở Nhật. Những khoản tiền bảo hiểm này sẽ được tính dựa trên mức thu nhập và được trừ trực tiếp vào lương của bạn mỗi tháng.
Cũng như ở Việt Nam, bảo hiểm ở Nhật Bản cũng chia thành hai nhóm: bắt buộc và không bắt buộc. Bạn cần nắm rõ những loại bảo hiểm này để hiểu hơn về trách nhiệm cũng như quyền lợi được hưởng khi tham gia đóng tiền bảo hiểm ở Nhật.
Đây là một trong những loại bảo hiểm ở Nhật bắt buộc. Tất cả mọi người Nhật hay người nước ngoài đang sinh sống tại Nhật đều có nghĩa vụ phải đóng loại bảo hiểm này. Quyền lợi chính nhận được từ bảo hiểm y tế quốc dân là bạn sẽ được hỗ trợ lên đến 70% chi phí điều trị, khám và chữa bệnh tại các bệnh viện.
Đối tượng đóng bảo hiểm
Người dân Nhật và người có tư cách lưu trú trên 3 tháng là đối tượng chính. Ngoài ra, một số trường hợp đặc biệt như người nước ngoài tới Nhật có tư cách lưu trú dưới 3 tháng với công việc đặc thù như thực tập sinh, đi lưu diễn… vẫn được tham gia đóng bảo hiểm loại này.
Quyền lợi nhận được khi tham gia đóng bảo hiểm y tế quốc dân
– Được hỗ trợ 70% chi phí y tế.
– Phí chu cấp sinh con và nuôi con. Bạn sẽ được chi trả 1 phần chi phí qua bảo hiểm cho chủ hộ gia đình.
– Phí y tế cao. Nếu bạn phải trả chi phí y tế cao hơn mức quy định bảo hiểm khi điều trị ở cùng cơ quan y tế trong một tháng thì phần vượt mức quy định đó sẽ được trả lại sau.
– Có chế độ hỗ trợ riêng cho những trường hợp có bệnh tật đặc biệt.
– Phí tang chế. Nếu người tham gia bảo hiểm qua đời, một phần chi phí tang chế sẽ được chu cấp cho thân nhân.
Bảo hiểm xã hội
Chắc hẳn rằng bạn cũng đã biết tới loại bảo hiểm ở Nhật này với một tên gọi khác; đó chính là tiền thuế Nenkin. Bạn sẽ được hoàn lại hầu như toàn bộ số tiền bảo hiểm khi kết thúc hợp đồng và quay trở về nước.
Thông thường, các công ty hoặc tập đoàn bảo hiểm sẽ phụ trách bảo hiểm xã hội. Do đó, chế độ bảo hiểm sẽ có sự khác nhau tùy thuộc vào từng công ty.
Bảo hiểm hưu trí quốc dân
Tương tự với bảo hiểm y tế quốc dân, đây cũng là loại bảo hiểm mà cả người dân Nhật và người có tư cách lưu trú bắt buộc phải đóng; khi sinh sống và làm việc tại xứ sở hoa anh đào.
Mục đích chính của việc đóng tiền bảo hiểm ở Nhật này là để trợ cấp cho người già, người tàn tật và gia quyến của những người đã mất.
Bảo hiểm hưu trí phúc lợi
Chỉ có những doanh nghiệp sử dụng người lao động theo biên chế mới áp dụng loại bảo hiểm ở Nhật này. Mục đích của bảo hiểm hưu trí phúc lợi tương tự như bảo hiểm hưu trí quốc dân; hỗ trợ người già, người tàn tật và thân nhân của những người đã mất.
Đây là những thông tin cơ bản về các loại bảo hiểm ở Nhật mà bạn cần quan tâm và tham gia khi đến đất nước này làm việc và học tập. Để có thể hưởng đầy đủ quyền lợi và tránh các biện pháp chế tài của pháp luật; bạn cần nắm rõ và tuân thủ việc đóng tiền bảo hiểm ở Nhật theo đúng trình tự và quy định.
Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì về các loại bảo hiểm và việc đóng tiền bảo hiểm ở Nhật, hãy liên hệ ngay với HSB JAPAN qua Website: https://hoanthue.hsbjapan.com/ hoặc Hotline: 03-5937-2465 để được hỗ trợ và giải đáp một cách chi tiết nhất nhé!
THUẾ CƯ TRÚ Ở NHẬT LÀ GÌ? NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ VIỆC ĐÓNG THUẾ CƯ TRÚ
Thuế cư trú (住民税) là một trong những loại thuế cơ bản mà bất kể là người Nhật hay người nước ngoài khi sinh sống ở Nhật đều bắt buộc phải đóng mỗi tháng.
Vậy thuế cư trú tại Nhật là gì, cách tính như thế nào? Bài viết sau đây sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin cần lưu ý về loại thuế này để bạn có thể nắm rõ và thực hiện nghĩa vụ đóng thuế một cách đúng và đủ.
Ở Nhật, có rất nhiều loại thuế khác nhau, bao gồm các loại thuế nhà nước và thuế địa phương. Trong đó, thuế cư trú là loại thuế nộp cho chính quyền địa phương nơi bạn sinh sống, dựa trên mức thu nhập cá nhân của bạn.
Thuế cư trú ở Nhật (住民税) bao gồm 2 loại: thuế thị dân (đóng cho tỉnh, thành phố) và thuế huyện dân (đóng cho quận, huyện, thị xã). Tiền thuế này được thu nhằm mục đích phục vụ cho các dịch vụ hành chính của địa phương như: phúc lợi, an ninh, phòng cháy chữa cháy, rác thải, giáo dục, phòng chống thiên tại, các hoạt động văn hóa nghệ thuật…
Đối tượng đóng thuế
Nếu bạn có thu nhập khi làm việc ở Nhật cao hơn mức quy định đóng thuế; thì dù bạn là người nước ngoài bạn vẫn có nghĩa vụ nộp thuế cư trú. Bạn sẽ phải nộp loại thuế này nếu bạn là cá nhân cư trú hoặc khi sinh sống ở Nhật liên tục từ 1 năm trở lên; kể từ ngày 1 tháng 1 của năm đó.
Cá nhân cư trú được chia thành 2 trường hợp:
– Người cư trú vĩnh viễn (người có quốc tịch Nhật hoặc có tổng thời gian sống ở Nhật trên 5 năm).
– Người cư trú không vĩnh viễn (người không mang quốc tịch Nhật và có tổng thời gian ở Nhật dưới 5 năm).
Thời gian và hình thức đóng thuế
Nếu bạn làm cho công ty ở Nhật thì sẽ được công ty chi trả trước cho cơ quan thành phố và khấu trừ một ít vào tiền lương từng tháng của bạn. Khi đó bạn sẽ cảm thấy số tiền thuế cư trú ở Nhật phải nộp không quá lớn.
Tuy nhiên, tiền thuế sẽ là khá lớn nếu bạn là sinh viên đi làm thêm, nhân viên bán thời gian; hoặc đã nghỉ việc ở công ty cũ và chuyển sang công ty mới ở một địa phương khác. Khi đó, bạn phải đóng thuế một lần cho cả năm.
Bạn sẽ nhận được giấy báo đóng thuế cư trú vào tháng 6 hàng năm. Giấy báo đóng thuế sẽ là một bộ gồm 5 tờ. Trong đó, 1 tờ thể hiện tổng số tiền bạn cần nộp trong 1 năm. 4 tờ còn lại sẽ ghi số tiền thuế nhỏ hơn được chia theo từng kỳ. Nếu bạn có đủ tiền để đóng toàn bộ thuế cư trú trong 1 lần; bạn chỉ cần đem giấy này ra combini hoặc bưu điện để nộp là xong.
Nếu bạn không thể đóng hết một lần thì bạn có thể chia nhỏ thành 4 đợt. Hạn chót để đóng cho mỗi đợt như sau:
– Đợt 1: ngày 2 tháng 7
– Đợt 2: ngày 31 tháng 8
– Đợt 3: ngày 31 tháng 10
– Đợt 4: ngày 31 tháng 1 năm sau
Tiền thuế cư trú ở Nhật tính thế nào?
Như đã đề cập ở trên, số tiền bạn cần đóng sẽ được tính dựa trên tổng thu nhập của bạn trong năm trước; sau khi đã trừ đi các khoản mà bạn được khấu trừ thuế. Cụ thể theo công thức sau:
Trong đó, thu nhập chịu thuế sẽ được tính bằng cách sau:
Thu nhập thực tế = Tổng thu nhập – chi phí làm ra thu nhập
Sau đó bạn sẽ lấy thu nhập thực tế trừ cho các khoản khấu trừ thuế; theo từng mức thu nhập cụ thể như hình bên dưới:
Thu nhập chịu thuế = Thu nhập thực tế – khấu trừ miễn thuế
Nếu không đóng thuế cư trú
1. Giấy nhắc đóng thuế
Nếu bạn bị quá hạn so với thời hạn thanh toán trong giấy báo thanh thì bạn sẽ nhận được Giấy nhắc đóng thuế từ cơ quan địa phương. Ban cần phải đi nộp thuế ngay lập tức nếu nhận được tờ giấy này.
2. Giấy cảnh cáo
Sau khi nhận giấy nhắc đóng thuế cư trú mà bạn vẫn không thực hiện nghĩa vụ đóng thuế, cơ quan hành chính địa phương sẽ tiếp tục gửi thêm một loại giấy khác là Giấy cảnh cáo.
Nếu bạn nhận được tờ giấy này thì mọi việc đã thật sự nghiêm trọng. Lúc này bạn không chỉ phải đóng tiền thuế mà còn phải đóng một khoản phí do trễ hạn nộp thuế. Càng để lâu thì số tiền bạn phải nộp sẽ càng nhiều.
Đến mức này nếu bạn vẫn cố chấp không nộp thuế, cơ quan thuế sẽ dùng những biện pháp mạnh; như tự động trừ thẳng vào tài khoản ngân hàng hàng trưng thu thuế từ tài sản của bạn.
Trên đây là những thông tin cơ bản về thuế cư trú (住民税) mà bạn cần biết khi học tập, làm việc và sinh sống ở Nhật Bản. Hy vọng bạn đã có thể hiểu hơn về loại thuế này và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế một cách đầy đủ; tránh vi phạm pháp luật và phải chịu những biện pháp chế tài của nhà nước Nhật Bản.
Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì về thuế ở Nhật hoặc cần tìm một dịch vụ làm thủ tục hoàn thuế và khấu trừ thuế thì hãy liên hệ ngay với HSB JAPAN qua Website: https://hoanthue.hsbjapan.com/ hoặc Hotline: 03-5937-2465 để được tư vấn, giải đáp và hướng dẫn chi tiết nhất nhé!