8 LƯU Ý KHÔNG ĐƯỢC PHÉP QUÊN KHI GIAO TIẾP VỚI NGƯỜI NHẬT

 

Bất cứ ai khi đến Nhật sinh sống cũng đều phải biết những lưu ý khi giao tiếp với người Nhật. Trong giao tiếp, người Nhật rất chú trọng các chi tiết về lễ nghi và quy tắc ứng xử. Từng lời nói và cử chỉ họ thể hiện đều đặt sự lịch thiệp và nhã nhặn lên hàng đầu. 

Người Nhật có ý thức tự trọng cao vì thế họ luôn thể hiện sự tôn trọng đồng thời cũng muốn nhận lại sự tôn trọng từ mọi người xung quan. Do đó, trong văn hóa giao tiếp với người Nhật, bạn cần ghi nhớ một số điều quan trọng để không trở thành một kẻ lố bịch và cư xử không đúng mực. Tìm hiểu ngay nhé!

 

1. Lần đầu giao tiếp với người Nhật

Chào hỏi

giao tiếp với người nhật
Chào hỏi

Trong lần đầu gặp mặt, sau khi giới thiệu tên, người Nhật thường cúi chào và nói “Rất mong sự giúp đỡ của bạn”. Dù họ có thể không cần hoặc bạn cũng không thể giúp gì được cho họ. 

Khác với văn hóa phương tây, việc ôm hôn, bắt tay hay vỗ vai khi chào hỏi được coi là không được lịch sự. Người Nhật rất xem trọng việc giữ khoảng cách. Nếu bạn cứ tiến lại gần để thể hiện sự thân thiết thì họ sẽ xem là xô bồ và gây khó chịu.

Trao danh thiếp

giao tiếp với người nhật
Trao danh thiếp

Sau phần chào hỏi, trao danh thiếp là bước tiếp theo và là phần không thể thiếu. Thông thường, người Nhật không có thói quen tự giới thiệu tỉ mỉ về bản thân; chẳng hạn như chức vụ, nghề nghiệp, công ty, nơi ở… Chỉ cần một tấm danh thiếp là đã có đầy đủ những thông tin này. 

Trong văn hóa giao tiếp với người Nhật, trao danh thiếp rất được xem trọng và có những nguyên tắc cần phải nhớ khi thực hiện việc này. Danh thiếp phải luôn hướng về phía người đối diện, phải làm sao để đối phương có thể nhìn thấy ngay toàn bộ danh thiếp; không đơn thuần chỉ là đưa một cách hời hợt. Nếu bạn có lỡ đưa danh thiếp ngược hướng hay nhầm mặt trái, bạn sẽ bị xem là không tôn trọng.

Đương nhiên có nguyên tắc khi trao thì cũng sẽ có nguyên tắc khi nhận danh thiếp. Nếu được trao danh thiếp, Bạn phải chuẩn bị sẵn danh thiếp của mình và trao lại. Khi nhận danh thiếp, bạn cần thể hiện thái độ trân trọng bằng cách giữ gìn cẩn thận và cất gọn ngay vào sổ tay; tuyệt đối không được nhét đại vào túi hay để tạm ra đâu đó.

 

2. Uống rượu với người Nhật

giao tiếp với người nhật
Uống rượu

Khi uống rượu, bạn cần phải nhớ một số lưu ý khi giao tiếp với người Nhật:

– Không nên đi một mình. 

– Bạn không được tự rót rượu cho riêng mình và phải là “tôi rót cho bạn, bạn rót cho tôi”. 

– Rượu sake thường phải được uống cạn.

– Trong tình trạng say, bạn có thể thoải mái nói ra quan điểm cá nhân mà không lo bị bắt lỗi.

 

3. Quà tặng khi đến chơi nhà trong văn hóa giao tiếp với người Nhật

Khi tặng quà ở Nhật, bạn cần lưu ý:

– Không tặng dao, kéo, cái mở thư. Ở Nhật, những vật này được xem là điểm báo hiệu chia tay, phân ly, hoặc ly hôn.

– Không tặng tranh có hình cáo hoặc thằn lằn. Những hình ảnh này được xem là không tao nhã.

– Cần phải nói “Mặc dù nó không có giá trị gì, nhưng xin ông/bà hãy vui lòng nhận cho” khi trao quà.

– Không mở quà ngay trước mặt người tặng. Hành động này sẽ bị đánh giá là tham lam.

 

Dù là thực tập sinh hay du học sinh, bạn cũng cần phải biết tiền Nenkin là gì khi đến Nhật sinh sống

 

4. Tiết chế cảm xúc trong giao tiếp với người Nhật

Người Nhật không bao giờ tranh cãi công khai. Vì vậy nếu có chuyện gì, bạn hãy cố gắng kiềm chế cảm xúc và ý kiến riêng. Nếu để lộ hoặc nói thẳng ra sẽ bị người Nhật xem là không tinh tế.

 

5. Trang phục ở Nhật

giao tiếp với người nhật
Trang phục

Về cách ăn mặc, bạn cần nhớ nguyên tắc là sang trọng và hợp thời trang. Người Nhật rất chú trọng chất lượng và đẳng cấp. Nếu bạn ăn mặc xuề xòa khi giao tiếp với người Nhật sẽ bị xem là không tôn trọng họ.

Bạn cũng cần đặc biệt quan tâm đến đôi vớ. Trong nhiều trường hợp, bạn có thể sẽ không ngồi bàn ghế cao mà ngồi thấp và cởi giày để trao đổi với nhau.

 

6. Hát Karaoke với người Nhật

giao tiếp với người nhật
Hát karaoke

Khi được mời đi hát Karaoke ở Nhật, bạn tuyệt đối không được từ chối. Bạn sẽ được người Nhật đánh giá rất cao khi hát một số ca khúc truyền thống của đất nước mình. Nếu không có khả năng ca hát, bạn có thể chơi nhạc cụ hoặc biểu diễn nghệ thuật.

 

7. Văn hóa trả tiền trong giao tiếp với người Nhật

Nếu bạn không muốn để người Nhật trả tiền khi đi ăn thì cần nói trước với nhân viên phục vụ. Không được tính toán, kiểm tra lại các con số hóa đơn. Nếu bạn chi li chuyện tiền bạc như vậy sẽ bị coi là không tinh tế và thiếu tao nhã.

 

Khi tham gia đóng Nenkin, bạn cần biết cách tính tiền Nenkin ở Nhật.

 

8. Ăn cơm ở Nhật

giao tiếp với người nhật
Ăn cơm

Ăn cơm cũng có một số lưu ý khi giao tiếp với người Nhật. Người Nhật rất xem trọng lúa gạo. Bạn nên ăn hết cơm trong chén, nếu có không thích hay quá no bạn cũng chỉ được để lại chút ít thôi. Ngoài ra, những ai biết sử dụng đũa để ăn sẽ có thể nhanh chóng tạo thiện cảm với người Nhật. 

 

Đây là 8 lưu ý cần nhớ trong văn hóa giao tiếp với người Nhật. Các bạn thực tập sinh và du học sinh nước ngoài khi sang Nhật sinh sống, làm việc và học tập hãy ghi nhớ những thông tin này để tránh gây ác cảm trong khi giao tiếp với người khác nhé.

 

HSB JAPAN chuyên cung cấp Dịch vụ lấy Nenkin cho thực tập sinh và kỹ sư nước ngoài sau khi rời nhật và trở về nước. Với đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi cam kết bạn sẽ nhận được tiền Nenkin một cách nhanh chóng và an toàn nhất.