THUẾ TIÊU DÙNG Ở NHẬT BẢN VÀ NHỮNG THÔNG TIN CẦN PHẢI BIẾT
Tuy không được đề cập nhiều nhưng thuế tiêu dùng ở Nhật là loại thuế mà bạn phải trả hàng ngày mỗi khi mua đồ ăn, thức uống, vật dụng tiêu dùng…
Vào ngày 1/10/2019, Nhật Bản đã có một đợt điều chỉnh thuế tiêu dùng; tăng lên 10% thay vì 8% như trước. Mục đích của việc tăng thuế là để đảm bảo các nguồn lực an sinh xã hội trong tương lai dài của Nhật Bản.
Tuy nhiên, đây không chỉ đơn giản là việc tăng thuế mà còn kèm theo nhiều quy định; với sự phân chia thuế suất tùy theo từng trường hợp khá phức tạp. Vậy đó là những gì và có ảnh hưởng thế nào với người tiêu dùng ở Nhật? Cùng tìm hiểu nhé!
Thuế cư trú ở Nhật là loại thuế vô cùng quan trọng, bất cứ ai sống trên lãnh thổ Nhật Bản cũng đều phải đóng
Thuế tiêu dùng ở Nhật tăng lên 10%
Từ trước đến nay, Nhật Bản đã trải qua 3 lần điều chỉnh thuế tiêu dùng. Lần đầu tiên áp dụng loại thuế này là vào tháng 4/1989 với mức thuế 3%. Sau đó vào tháng 4/1997 tăng lên 5% và tiếp tục lên 8% vào tháng 4/2014. Lần thay đổi gần nhất là vào tháng 10/2019; chính phủ đã tăng thuế tiêu dùng ở Nhật từ 8% lên 10%.
Không đơn thuần chỉ là tăng thuế mà đằng sau đó là cả một cơ cấu tương đối phức tạp. Chính phủ Nhật Bản vẫn áp dụng mức thuế 8% cho một số mặt hàng với lần tăng thuế này. Bên cạnh đó còn phân chia thành những hạng mục khác nhau cùng với những mức thuế khác nhau.
Thuế thu nhập cá nhân Nhật Bản cũng là loại thuế không nhỏ mà tất cả các thực tập sinh đều bắt buộc phải đóng khi làm việc ở Nhật
Thế nào là thuế suất giảm nhẹ?
Có thể hiểu thuế suất giảm nhẹ là việc giữ nguyên mức thuế 8%; không tăng lên 10% cho một số mặt hàng. Người Nhật cho rằng đây là một hình thức giảm thuế từ 10% xuống còn 8%; vì vậy họ gọi đây là thuế suất giảm nhẹ.
Những mặt hàng áp dụng thuế suất giảm nhẹ thường là những mặt hàng thiết yếu hàng ngày; được chia làm 2 nhóm:
– Nhóm 1: Các loại thực phẩm (không bao gồm rượu bia và khi ăn uống ở ngoài quán ăn, nhà hàng).
– Nhóm 2: Các loại báo được phát hành hơn 2 lần một tuần và được ký hợp đồng đặt mua định kỳ.
Nhóm 2 có lẽ không ảnh hưởng đến người nước ngoài ở Nhật. Tuy nhiên, với nhóm 1 thì có khá nhiều vấn đề liên quan.
Những mặt hàng được xếp vào nhóm thực phẩm
Mức thuế 8% sẽ tiếp tục được áp dụng cho các loại thực phẩm như gạo, rau, thịt, cá, các sản phẩm từ sữa, bánh mì, nước khoáng… Tuy rượu bia không phải là đối tượng được áp dụng thuế suất giảm nhẹ; nhưng rượu bia không cồn hoặc bánh kẹo có cồn vẫn sẽ được áp dụng. Bên cạnh đó, các loại thuốc và sản phẩm liên quan không thuộc diện được giảm thuế tiêu dùng ở Nhật; nhưng thực phẩm chức năng, thực phẩm làm đẹp vẫn được áp dụng mức thuế 8%.
Thuế tiêu dùng ở Nhật áp dụng cho việc ăn ngoài
Đây là một thông tin khá quan trọng mà bạn cần phải lưu ý. Trong trường hợp, bạn mua một hợp cơm tại cửa hàng tiện lợi và ăn nó bên ngoài cửa hàng; lúc này sẽ được xem là mua bán thực phẩm thông thường và thuế tiêu dùng được tính ở mức 8%. Tuy nhiên, nếu bạn mua và ăn hộp cơm đó tại cửa hàng; mức thuế này sẽ được tính với mức 10%.
Vì vậy nếu người mua hàng chưa quyết định được mang về hay ăn tại cửa hàng; hoặc nói rằng mang về nhưng lại ăn tại cửa hàng thì việc xác định mức thuế sẽ rất phức tạp.
Thông thường, với những cửa hàng và tiệm ăn ở Nhật không có bàn ghế ngồi lại; mặt hàng tại đây sẽ được xếp vào diện áp dụng thuế suất giảm. Ngược lại, các mặt hàng ở những cửa hàng có bàn ghế sẽ được tính là ăn ngoài và áp dụng mức thuế 10%.
Trường hợp với rạp chiếu phim, nếu bạn mua bắp và nước mang vào phòng chiếu phim thưởng thức; thuế được tính là 8%. Nhưng nếu bạn mua và dùng ngay gần tại quầy bán thị lại bị tính thuế tiêu dùng ở Nhật với mức 10%.
Mặt hàng thực phẩm kèm khuyến mãi được tính thuế thế nào?
Theo nguyên tắc, các sản phẩm thực phẩm có kèm khuyến mãi không được tính là mặt hàng được giảm thuế suất. Tuy nhiên, nếu thỏa mãn 2 điều kiện sau, mặt hàng đó vẫn sẽ được áp dụng thuế tiêu dùng ở Nhật mức 8%.
– Mặt hàng có giá chưa thuế dưới 1 vạn yên.
– Giá của mặt hàng thực phẩm chính chiếm 2/3 giá của mặt hàng đó có kèm khuyến mãi.
Ví dụ: Bạn mua trà và được khuyến mãi bộ ấm trà với giá tổng cộng 6000 yên. Trong đó, giá trà 4000 yên và giá bộ ấm là 2000 yên. Giá trà chiếm 2/3 giá tổng nên mặt hàng này sẽ được tính thuế suất giảm nhẹ ở mức 8%.
Quy định này sẽ gây khá nhiều khó khăn cho người tiêu dùng khi xác định mức giá và mặt hàng được giảm thuế suất. Vì vậy, trước khi mua, bạn hãy tìm hiểu qua mạng; hoặc hỏi nhân viên bán hàng để biết thông tin chi tiết.
Đây là những thông tin về thuế tiêu dùng và việc tăng thuế tiêu dùng ở Nhật lần gần nhất. Các ban thực tập sinh và du học sinh nước ngoài cần nắm các thông tin này để có thể tính toán và chi tiêu thế nào cho hợp lý và tiết kiệm nhất.
Thuế ở Nhật cũng là những khoản chi phí đắt đỏ. Vì vậy để tiết kiệm bạn nên làm các thủ tục hoàn và miễn giảm thuế. Hãy liên hệ với Dịch vụ hoàn thuế ở Nhật của HSB JAPAN để được tư vấn và thực hiện ngay nhé!